Hồ sơ đất 299 là gì?

27/06/2022 | 09:30 1411 lượt xem Trà Ly

Hiện nay, khi làm các thủ tục hay tranh chấp về đất đai, người ta hay nhắc đến hồ sơ đất 299. Vậy, hồ sơ đất 299 là gì? Để giải đáp cho câu hỏi này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

Hồ sơ đất 299 là gì?

Hồ sơ 299 là hồ sơ được lập theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước. Người dân và cả cán bộ làm công tác địa chính thường quen gọi tắt là Hồ sơ 299. Mục đích của việc lập hồ sơ này là để quản lý chặt chẻ và thống nhất được đất đai trong cả nước theo Quyết định 201-CP ngày 01 tháng 7 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ, đồng thời để xây dựng được những tài liệu cơ bản cho công tác quy hoạch của các ngành kinh tế, cũng như quyết định các chính sách quản lý cho công tác kế hoạch hóa, hoàn thiện quan hệ sản xuất ở miền Bắc và đẩy mạnh công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ở miền Nam. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp tiến hành công tác đo đạc, lập bản đồ phân loại đất, phân hạng đất canh tác và đăng ký, thống kê tình hình sử dụng ruộng đất trong cả nước.

Như vậy, hồ sơ 299 được lập hợp pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguồn gốc thửa đất, chủ sở hữu quyền sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất, là một trong những căn cứ quan trọng để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ý nghĩa của hồ sơ đất 299 trong thực tiễn hiện nay

Hồ sơ 299 có giá trị áp dụng đối với công tác đo đạc cấp quyền sử dụng đất trước Luật đất đai 1987 có hiệu lực ngày 29/12/1987. Theo đó, chỉ thị này được ban hành với vai trò quản lý chặt chẽ, thống nhất được đất đai trong cả nước, đồng thời xây dựng hệ thống tài liệu cơ bản cho công tác quy hoạch, kế hoạch hóa của các ngành kinh tế các vùng miền thời kỳ đó.

  • Hồ sơ 299 là một trong các giấy tờ quy định tại điểm g Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Là căn cứ để xác định loại đất ở theo quy định lại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 103 Luật đất đai 2013.
  • Là chứng cứ quan trọng trong các vụ án tranh chấp đất đai hiện nay
Hồ sơ đất 299 là gì?
Hồ sơ đất 299 là gì?

Giá trị pháp lý của hồ sơ đất 299 đối với việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất

Như đã xác định Hồ sơ đất 299 là gì? ở phần trên, Hồ sơ 299 là một trong những giấy tờ quan trọng chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất, là một trong những căn cứ quan trọng để được cấp Sổ đỏ theo quy định tại điểm g Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)

Điều 100. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
  • g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của chính phủ.

Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 16, Khoản 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của chính phủ gồm:

  1. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:
  • a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;
  • b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
  • c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản này.
  • Trường hợp trong đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất có sự khác nhau giữa thời điểm làm đơn và thời điểm xác nhận thì thời điểm xác lập đơn được tính theo thời điểm sớm nhất ghi trong đơn;
  • d) Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất;
  • đ) Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở;
  • e) Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sĩ làm nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo chỉ thị số 282/CT_QP ngày 11 tháng 7 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sĩ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tranh chấp đất đã đăng ký theo chỉ thị 299/TTg

Với tranh chấp đất đã đăng ký theo chỉ thị 299/TTg thì các bên có thể tự hòa giải hoặc hòa giải tại ủy ban nhân dân xã, phường. Nếu không hòa giải được thì có thể khởi kiện ra Tòa hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết lên ủy ban nhân dân huyện.

Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng,

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hồ sơ đất 299 là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Giá trị pháp lý của các giấy tờ được lập theo chỉ thị 299/TTg

Các giấy tờ pháp lý được lập theo chỉ thị 199/TTg có giá trị pháp lý bắt buộc với các bên trong thời kỳ nó được áp dụng, tuy nhiên có sự mâu thuẫn với các giấy tờ pháp lý theo Luật đất đai 1987 sẽ tiến hành sửa đổi đo đạc lại  theo Điều 56 Luật Luật đất đai 198

Chỉ thị 299 Ttg 1980 còn hiệu lực không?

Chỉ thị 299/Ttg do Thủ tướng ban hành ngày 10/11/1980 hết hiệu lực kể từ thời điểm Luật đất đai 1987 có hiệu lực (29/12/1987).

Bản đồ 299 là gì?

Bản đồ 299 là bản đồ phân loại đất theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10.11.1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng, đăng ký ruộng đất trong cả nước. Theo đó, mục đích lập ra Bản đồ 299 nhằm quản lý chặt chẽ và thống nhất được đất đai trong cả nước theo Quyết định 201-CP.