Hành vi tự ý san lấp đất ruộng bị xử lý như thế nào?

18/03/2023 | 10:39 104 lượt xem Tình

Thưa Luật sư. Tôi là Quỳnh Hoa, hiện sinh sống tại Thành phố Lai Châu. Do gia đình tôi nằm ở một xã nhỏ trong huyện nên người dân chủ yếu sử dụng đất ruộng đề trồng và thu hoạch lúa quanh năm. Tuy nhiên, chủ của mảnh đất ruộng kế bên nhà tôi đã tự ý san lấp đất mà chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, họ san lấp với mục đích làm chỗ đỗ xe của gia đình. Trong trường hợp này, chủ mảnh đất ruộng đó có bị xử phạt không ạ? Hành vi tự ý san lấp đất ruộng bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc “Hành vi tự ý san lấp đất ruộng bị xử lý như thế nào?” cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

Hiểu như thế nào là san lấp đất?

San lấp đất là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau, san lấp đất hay còn gọi là san lấp mặt bằng.

San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó, nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất đó theo chủ định trước của con người.

Theo quy định Điều 12 Luật đất đai 2013 về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó tại khoản 3 có quy định hành vi nghiêm cấm đó là: Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với đất đai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định Những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Chiếm, lấn, hủy hoại đất đai.

– Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích.

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với cá nhân, hộ gia đình theo quy định của Luật Đất đai.

– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm trái quy định về quản lý đất đai.

– Gây khó khăn, cản trở đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật,…

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi làm biến dạng địa hình trong các trường hợp có sự thay đổi độ dốc bề mặt đất; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề được coi là hành vi hủy hoại đất.

Theo quy định nêu trên hành vi hủy hoại, lấn chiếm đất đai là trường hợp bị nghiêm cấm thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, do vậy trường hợp tự ý san lấp đất nông nghiệp dẫn tới bề mặt đất cao hơn hoặc thấp hơn các thửa đất liền kề chính là hành vi hủy hoại đất. Hành vi sẽ làm suy giảm chất lượng đất, gây ra ô nhiễm đất, làm biến dạng địa hình, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích.

Hành vi tự ý san lấp đất ruộng bị xử lý như thế nào?

Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp là hành vi hủy hoại đất mà pháp luật nghiêm cấm, do vậy mức xử phạt hành chính khi san lấp trái phép đất nông nghiệp được quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định: 

Đối với những trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức, mức xử phạt như sau:

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; 

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

Đối với những trường hợp gây ô nhiễm thì theo quy định pháp luật hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, xử phạt hành chính đối với hành vi san lấp đất nông nghiệp trái phép thì áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm nêu trên, đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai, cụ thể: 

Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

–  Cho thuê, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

– Đất được cho thuê, giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

– Đất không được tặng cho, chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai mà nhận tặng cho;chuyển nhượng;

– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị chiếm, bị lấn;

– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị chiếm, bị lấn;

– Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

– Đất được Nhà nước cho thuê, Nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; 

+ Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;

+ Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, các tài sản gắn liền với đất, ngoại trừ trường hợp do bất khả kháng.

Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải được căn cứ vào văn bản hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, ngoài việc xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017, năm 2021) như sau:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thủ tục san lấp đất ruộng thực hiện như thế nào?

Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu làm hồ sơ đăng ký

+ Đơn đề nghị cho phép san lấp bồi đắp nâng cao đất nông nghiệp để lập vườn và trồng cây hàng năm khác.

+ Phương án về san lấp đất trình bày về loại đất đắp, độ cao đắp đất, cam kết về môi trường, giao thông, thoát nước ….

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân quận chấp thuận giải quyết.

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp kèm bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức tiếp nhận kiểm tra nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; Trường hồ sơ thiếu thì công chức tiếp nhận hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần để người nộp bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân phường có liên quan xác minh và đề xuất.

Bước 4: Nhận văn bản chấp thuận tại Bộ phận tiếp nhận Trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân.

Hành vi tự ý san lấp đất ruộng bị xử lý như thế nào?
Hành vi tự ý san lấp đất ruộng bị xử lý như thế nào?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hành vi tự ý san lấp đất ruộng bị xử lý như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn giá đất đền bù giải tỏa cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền cấp phép san lấp mặt bằng tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng 2014 quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

Hồ sơ đề nghị cấp phép san lấp mặt bằng gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 96 Luật Xây dựng 2014 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
– Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
– Đối với công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Điều kiện để được san lấp đất mặt bằng là gì?

Để được tiến hành san lấp mặt bằng thì trước tiên, bạn phải chứng minh được quyền sử dụng đất của mình. Ngoài ra, việc san lấp mặt bằng cũng cần phải đáp ứng được nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được pháp luật quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013:
+ Tuân thủ các biện pháp bảo vệ đất.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cam kết không làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất có liên quan.
Ngoài ra, để đủ điều kiện san lấp mặt bằng hợp pháp thì bạn cũng cần lưu ý tới những chính sách, quy định thuộc UBND cấp tỉnh – Đơn vị quản lý, cấp phép cải tạo mặt bằng trên địa bàn.