Giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ phải làm gì?

07/12/2022 | 09:58 718 lượt xem Thanh Loan

Một số chủ sở hữu nhà hiện tại khi mua một lô đất để xây dựng, nhận thấy rằng giấy phép xây dựng vẫn có tên của chủ sở hữu cũ của lô đất. Đây là giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp cho địa điểm trước đó. Đối tượng đăng ký là người đứng tên trên giấy phép xây dựng. Sau đó chuyển nhượng giấy phép xây dựng cho bên thứ ba mà vẫn giữ giấy phép này thì được gọi là giấy phép xây dựng theo chủ cũ. Vậy có được sử dụng GPXD đứng tên chủ cũ không? Giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ phải làm gì? Tất cả các câu hỏi sẽ được trả lời sau đây.

Chúng tôi đã giải đáp về vấn đề xin giấy phép xây dựng theo quy định hiện ở bài viết sau. Hy vọng điều này đã giúp bạn trả lời được những thắc mắc về vấn đề này. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu.

Quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ

Căn cứ điều 62 luật xây dựng quy định như sau:

Trước khi khởi công công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 điều 62 luật xây dựng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng mới có thể tiến hành xây dựng các công trình này. Do vậy mà nếu bạn đang sử dụng giấy phép xây dưng mang tên chủ cũ thì bạn sẽ phải tiến hành thủ tục chuyển giao quyền sử dụng GPXD.

Căn cứ điều 75 luật xây dựng quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công công trình. Khi chuyển giao GPXD đứng tên chủ cũ thì bạn sẽ phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, GPXD được cấp cho chủ đầu tư nào thì chỉ chủ đầu tư đó mới có quyền khởi công xây dựng công trình. Bởi chủ thể đó sẽ sở hữu các quyền và nghĩa vụ như: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan trong hoạt động xây dựng do lỗi của chủ đầu tư gây ra (điểm e, khoản 2, điều 75 Luật xây dựng).

Nội dung của giấy phép xây dựng

Căn cứ Luật xây dựng 2014 cụ thể tại điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ như sau:

1. Tên công trình thuộc dự án

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến

4. Loại, cấp công trình xây dựng

5. Cốt xây dựng công trình

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng

7. Mật độ xây dựng

8. Hệ số sử dụng đất

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, bên cạnh các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 thì còn cần bao hàm thêm tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1, số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa của toàn bộ công trình.

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp GPXD.

Giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ phải làm gì?
Giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ phải làm gì?

Giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ phải làm gì?

Căn cứ Điều 62 Luật xây dựng quy định: trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều 62 Luật xây dựng.

Căn cứ Điều 75 Luật xây dựng quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình.

Căn cứ các quy định nêu trên, thì giấy phép xây dựng khi được cấp cho chủ đầu tư nào thì chỉ có chủ đầu tư đó được quyền khởi công xây dựng công trình, vì khi cấp giấy phép xây dựng cho một chủ đầu tư nào đó thì chủ đầu tư đó vừa có quyền và nghĩa vụ trong hoạt động xây dựng như: nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan trong hoạt động xây dựng do lỗi của chủ đầu tư gây ra (điểm e, khoản 2, Điều 75 Luật xây dựng)…

Chủ sở hữu căn nhà hiện nay không thể sử dụng giấy phép xây dựng của chủ cũ để xây dựng mới lại căn nhà. Và do đó, chủ sở hữu căn nhà hiện tại không thể dùng giấy phép xây dựng của chủ đầu tư cũ để hoàn công.

Sang tên giấy phép xây dựng khi chuyển nhượng đất cho người khác

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 thì trước khi tiến hành xây dựng thì chủ đầu tư phải tiến hành xin giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đồng thời theo quy định tại Điều 90 Luật xây dựng năm 2014 thì giấy phép xây dựng phải ghi rõ tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

Giấy phép xây dựng khi được cấp cho chủ đầu tư nào thì chỉ có chủ đầu tư đó được quyền khởi công xây dựng công trình, vì chủ đầu tư đó vừa có quyền và vừa có nghĩa vụ trong hoạt động xây dựng như: nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan trong hoạt động xây dựng do lỗi của chủ đầu tư gây ra,…

Giấy phép xây dựng mang tên chủ đất cũ và mảnh đất đã sang tên cho người khác thì giấy phép xây dựng mang tên chủ cũ không còn có hiệu lực pháp luật nữa. Do đó nếu bạn muốn xây dựng nhà ở thì bạn phải tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng mới.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Luật xây dựng năm 2014, hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Thời hạn cấp giấy phép xây dựng nhà ở trong khu đô thị

Căn cứ theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật xây dựng năm 2014 thì thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở trong khu đô thị là không quá 15 ngày kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho bạn biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ phải làm gì?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ thì hãy liên hệ ngay tới Tư vấn luật đất đai để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ dịch vụ tư vấn đặt cọc đất. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục chuyển giao giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Tùy theo từng mục đích mà có thể chuẩn bị hồ sơ cấp GPXD phù hợp.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền để xem xét tính hợp pháp của hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả.

Có phải xin giấy phép xây dựng khác khi bán mảnh đất đã có giấy phép xây dựng đứng tên chủ sở hữu cũ không?

Tại khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 quy định các trường hợp điều chỉnh giấy phép xây dựng như sau:
“Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.”
Đồng thời, giấy phép xây dựng chỉ được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Xây dựng 2014.