Giao đất trái thẩm quyền trước 2004 giải quyết thế nào?

19/08/2023 | 09:34 2035 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, theo tôi được biết thì Giao đất là một trong những hình thức khá phổ biến hiện nay. Quy định về việc giao đất đã được hoàn thiện dần và quy định chi tiết ở Luật đất đai năm 2013. Tuy nhiên trước năm 2004 đã có tình trạng giao đất trái thẩm quyền. Vậy thì họ có được quyền tiếp tục sử dụng đất được giao không hay phải xem xét dựa trên tính chất của Luật đất đai hiện hành? Giao đất trái thẩm quyền trước 2004 giải quyết thế nào? Mong được luật sư tư vấn vấn đề này. Tôi cảm ơn Luật sư.

Đất công ích là gì?

Hiện nay đất công ích đã được quy định trong luật đất đai hiện hành. Đất công ích thường được lập ra trên sự tính toán về các nhu cầu khác nhau của từng nơi. Đất công ích được biết đến như một chính sách của Nhà nước:

– Theo khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 thì đất công ích được hiểu là quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

Ngoài ra, đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; 

Giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất?

Thẩm quyền giao đất hiện nay thuộc về ủy ban nhân dân, bao gồm ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan theo quy định. Chi tiết các đối tượng cũng như phân quyền giao đất như sau:

Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất như sau:

(1) UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

– Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

– Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

– Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai 2013: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

– Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013:

+ Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; 

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;

+ Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

– Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

(2) UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

– Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. 

Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

– Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

(3) Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại (1) và (2) mục này không được ủy quyền.

Giao đất không đúng thẩm quyền được quy định ra sao?

Giao đất không đúng thẩm quyền hiện nay cũng có sự nhầm lẫn vì một vài lí do. Đặc biệt là giai đoạn trước 2004 Giao đất trái thẩm quyền trước 2004 thì quy định của luật chưa rõ ràng nên sẽ có một số trường hợp giao đất sai thẩm quyền. Vậy tình huống này sẽ được giải quyết như sau:

Các trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP bao gồm:

– Các trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc UBND cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ;

– Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.

Giao đất trái thẩm quyền trước 2004 giải quyết thế nào?

Giao đất trái thẩm quyền trước 2004 giải quyết thế nào?

Hiện nay Giao đất trái thẩm quyền trước 2004, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất giao không đúng thẩm quyền được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP (bổ sung tại khoản 19 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP). Hướng giải quyết cho vấn đề này như sau:

Trường hợp đất sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993

Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã được giao theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

– Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở quy định tại Khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai 2013 thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.

Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; 

Trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó;

– Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; 

Hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài;

– Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định; 

Phần diện tích còn lại đã xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì được công nhận theo quy định;

– Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định (bao gồm đất ở; công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp; cả đất ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp) thì được xác định là đất nông nghiệp và được công nhận theo quy định.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Giao đất trái thẩm quyền trước 2004 giải quyết thế nào?” đã được Luật sư tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư tư vấn luật đất chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung cấp dịch vụ tới quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho ai?

Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Giao đất cho tổ chức.
+ Giao đất đối với cơ sở tôn giáo. 
+ Giao đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất cho ai?

+ Giao đất đất đối với hộ gia đình, cá nhân. 
+ Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

Trường hợp đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước 01/07/2004 có nộp tiền sử dụng đất không?

– Trường hợp sử dụng đất có nhà ở từ trước ngày 15/10/1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
– Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định từ gày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 và kèm điều kiện có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, tiền sử dụng đất tính như sau: 
+ Không thu tiền sử dụng đất: nếu như hộ gia đình, cá nhân đã chứng minh được mình nộp tiền để được sử dụng đất theo đúng mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993. 
+ Tính trên cơ sở số tiền đã nộp được quy đổi ra tỷ lệ % diện tích đã hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm đã nộp tiền nếu như có giấy tờ chứng minh việc đã nộp tiền để được sử dụng đất  thấp hơn mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993.