Giải pháp quản lý đất công ích

10/09/2022 | 14:08 61 lượt xem Lò Chum

Giải pháp quản lý đất công ích

Thưa luật sư, tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố. Trong một lần về quê thì tôi có được tham gia đi phát cây rừng của thành niên ở bản. Và mảnh đất này được gọi là đất công ích, khi thu hoạch cây sẽ được xung quỹ. Tôi vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề này. Luật sư có thể tư vấn cho tôi đất công ích là gì? Giải pháp quản lý đất công ích như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Giải pháp quản lý đất công ích? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý

Đất công ích là gì?

Đất công ích hay quỹ đất 5% là loại đất mà hầu hết mọi người dân đều biết đến, điều này cũng khá dễ hiểu vì đất sử dụng vào mục đích công ích là quỹ đất phổ biến tại các địa phương trong cả nước.

Khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định:

“1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.”.

Bên cạnh quỹ đất do địa phương lập và quản lý thì đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Mục đích sử dụng đất công ích

Căn cứ khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau:

– Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

– Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của UBND cấp tỉnh.

– Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê nếu chưa sử dụng vào mục đích công ích

Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích công ích thì UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.

Giải pháp quản lý đất công ích
Giải pháp quản lý đất công ích

Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do UBND cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Kết quả và hạn chế trong quản lý sử dụng quỹ đất công ích

Thực hiện quy định pháp luật đất đai qua các thời kỳ , một số địa phương đã tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ đất công ích khá hiệu quả; sử dụng hợp lý Quỹ đất công ích phục vụ các công trình công cộng, bồi thường, hoán đổi cho người bị thu hồi đất, giúp giảm phần kinh phí bồi thường. Phần lớn Quỹ đất công ích được cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê sử dụng để sản xuất nông nghiệp tạo thu nhập và đóng góp vào nguồn thu ngân sách xã.

Cùng với những kết quả tích cực, việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng Quỹ đất công ích tại nhiều nơi chưa đảm bảo quy định pháp luật, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với Quỹ đất công ích có nơi bị buông lỏng. Việc quản lý Quỹ đất công ích manh mún, nhỏ lẻ, phân tán tại nhiều xã hầu như không thực hiện được. Chấp hành quy định về thuê Quỹ đất công ích chưa đảm bảo: cho thuê không thông qua đấu giá, không đúng đối tượng, không có hợp đồng, vượt thời hạn quy định, cho thuê nhưng không thu tiền sử dụng đất, có nơi cho mượn không đúng quy định; nguồn thu ngân sách từ việc cho thuê Quỹ đất công ích đạt thấp và sử dụng chưa đúng quy định. Tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất công ích; người dân tự ý sử dụng, chuyển mục đích sử dụng; lấn, chiếm Quỹ đất công ích phục vụ sản xuất, xây dựng, cơi nới nhà ở, hưởng lợi từ chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội diễn biến phức tạp. Việc bổ sung nguồn hình thành Quỹ đất công ích chưa được các địa phương chú trọng.

Giải pháp quản lý đất công ích

Dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh tại kỳ họp đã nêu ra 05 nhóm nhiệm vụ thuộc trách nhiệm triển khai thực hiện của UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã.

Theo đó, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên – Môi trường hướng dẫn thực hiện việc rà soát tổng thể Quỹ đất công ích trên địa bàn tỉnh và xử lý các vấn đề có liên quan, trong đó tập trung: xây dựng biểu mẫu, đề cương báo cáo chung cho toàn tỉnh; hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương, đơn vị thực hiện việc lập hệ thống hồ sơ quản lý Quỹ đất công ích. Hướng dẫn thực hiện rà soát, kiểm kê trên thực địa và hồ sơ địa chính, thiết lập danh mục về vị trí, diện tích, loại đất, tình trạng sử dụng đất, làm cơ sở quản lý chặt chẽ.  Hướng dẫn xử lý phần đất công ích xấu, bạc màu không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp; phương án xử lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình cá nhân nhưng có phần đất công ích theo hình thức cho mượn; hướng xử lý đối với phần diện tích thuộc Quỹ đất công ích nhỏ lẻ, rải rác trong các khu dân cư. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng Quỹ đất công ích trên địa bàn tỉnh.

Đối với các địa phương: đề nghị HĐND cấp huyện tăng cường việc giám sát chuyên đề về chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất (trong đó có Quỹ đất công ích).UBND cấp huyện chỉ đạo thực hiện tổng rà soát, kiểm tra Quỹ đất công ích trên thực địa và hồ sơ địa chính; xác định rõ phần diện tích đang được quản lý thực tế, phần diện tích có trong hồ sơ nhưng không được quản lý từ trước đến nay, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định; kịp thời chỉ đạo cập nhật bổ sung Quỹ đất công ích đối với phần diện tích đất khai hoang, đất nông nghiệp còn lại sau khi thu hồi đúng quy định. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên – Môi trường tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo UBND xã và công chức địa chính – xây dựng trong việc rà soát, thống kê Quỹ đất công ích. Hướng dẫn xử lý các trường hợp quản lý, sử dụng Quỹ đất công ích chưa đúng quy định. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, kịp thời cập nhật kiến thức chuyên môn phục vụ công tác quản lý đất đai cho đội ngũ công chức địa chính – xây dựng xã. Chỉ đạo Phòng Tài chính hướng dẫn UBND cấp xã lập, ký kết hợp đồng cho thuê Quỹ đất công ích trên địa bàn cấp huyện theo đúng quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, xem xét phân giao chỉ tiêu thu, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc cho thuê quỹ đất công ích đúng quy định. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, rà soát toàn bộ Quỹ đất công ích hiện có của địa phương để làm cơ sở tổ chức, quản lý chặt chẽ và xây dựng phương án sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Có những biện pháp cụ thể xác lập quyền quản lý của chính quyền đối với phần diện tích thuộc Quỹ đất công ích nhưng trước đây chưa thực hiện quản lý trên thực tế. Kịp thời cập nhật bổ sung Quỹ đất công ích đối với phần diện tích đất khai hoang, đất nông nghiệp còn lại sau khi thu hồi theo đúng quy định. Trường hợp UBND xã có Quỹ đất công ích phân tán, manh mún, nhất là các trường hợp để lẫn với đất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài thì cần rà soát thực hiện dồn điền đổi thửa, nhằm tập trung Quỹ đất công ích ở từng khu vực, thửa đất cụ thể, tạo thuận lợi trong công tác quản lý về lâu dài. Xử lý các trường hợp cho các tổ chức, các đoàn thể và các hộ gia đình, cá nhân thuê, mượn không đúng quy định. Thực hiện đúng quy định về cho thuê quỹ đất công ích về phương thức, thời hạn, đối tượng, xác định nghĩa vụ tài chính của người thuê đất. Trường hợp đất xấu không thể thu tiền thuê đất thì lập hợp đồng thuê đất theo đơn giá tượng trưng để xác lập quan hệ pháp lý rõ ràng giữa cơ quan quản lý và người sử dụng Quỹ đất công ích nhưng phải công khai, minh bạch, tránh phát sinh khiếu nại, khởi kiện, tranh chấp về sau.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Giải pháp quản lý đất công ích. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, chia đất thừa kế Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Đất công ích có được cấp Sổ đỏ không?

Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) như sau:
“1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
…”.
Như vậy, người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn không được cấp Giấy chứng nhận

Đất công ích không được bồi thường về đất không?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai 2013, khi thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì người quản lý, sử dụng đất không được bồi thường về đất.
Mặc dù không được bồi thường về đất nhưng sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có).

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về chi phí đầu tư vào đất còn lại như sau:
Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:
– Chi phí san lấp mặt bằng;
– Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
– Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
– Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại về đất công ích khi bồi thường?

Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất, gồm:
+ Văn bản, hợp đồng thuê, khoán san lấp mặt bằng, tôn tạo đất đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, cải tạo đất, chống xói mòn, chống xâm thực, xây dựng, gia cố nền đất làm mặt bằng sản xuất.
+ Văn bản, thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi phí đã đầu tư vào đất.
+ Văn bản, hợp đồng khác có liên quan đến việc đầu tư vào đất được xác lập tại thời điểm đầu tư.
Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.
– Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
– Chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và được xác định theo công thức sau:
P=((P1+P2+P3+P4)/T1)xT2