Dựng lều tạm trên đất nông nghiệp có được hay không?

09/03/2023 | 10:30 480 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là khoảng tuần trước, tôi có dựng một lều trên đất nông nghiệp nhà mình để trông coi ruộng trồng hoa quả. Sau khi tôi dựng lều thì có bị chính quyền địa phương yêu cầu tháo dỡ và lập biên bản xử phạt vi phạm. Tôi thắc mắc rằng dựng lều tạm trên đất nông nghiệp có được hay không? Việc chính quyền địa phương xử phạt tôi như vậy có đúng hay không? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Dựng lều tạm trên đất nông nghiệp có được hay không?

Theo nguyên tắc, theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất phải “sử dụng đất đúng mục đích.”

Với thông tin bạn cung cấp, bạn dựng lều tạm trên ruộng hoa quả nên tôi hiểu đây là việc dựng lều tạm trên đất nông nghiệp theo quy định phân loại đất tại Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013:

“1.Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

Tuy nhiên, theo Điểm k, Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở” 

Dựng lều tạm trên đất nông nghiệp có được hay không?
Dựng lều tạm trên đất nông nghiệp có được hay không?

Do đó, việc bạn dựng lều tạm trên đất nông nghiệp với mục đích là trông coi vườn và dù là đất của bạn, nhưng lại không đúng với mục đích sử dụng đất nên được xem là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Và đây là hành vi bị cấm quy định tại Khoản 3 Điều 12  Luật đất đai năm 2013:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích”.

Theo đó, bạn đã dựng lều tạm trên đất nông nghiệp: Đây là trường hợp người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích vì đất nông nghiệp được sử dụng để sản xuất nông nghiệp mà không được xây nhà để ở dù là lều tạm. Vì vậy, việc chính phường địa phương yêu phá dỡ và lập biên bản với hành vi dựng lều tạm của bạn là có căn cứ và đúng pháp luật.

Vì vậy, trường hợp này, khi bạn muốn xây dựng lều tạm trên đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng đất theo Điều 57 Luật đất đai 2013.

Làm sao để được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp?

Quy định về xây dựng đối với công trình tạm. Cụ thể, căn cứ tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

“Điều 131. Xây dựng công trình tạm

1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:

a) Thi công xây dựng công trình chính;

b) Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.

3. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.

4. Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.”.

Theo đó, công trình được xây dựng có thời hạn nhằm phục vụ các hoạt động thì sẽ do UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện chấp thuận và quy định cụ thể về thủ tục thực hiện.

Tùy thuộc vào chủ trương, chính sách của địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ ban hành văn bản điều chỉnh về thủ tục cấp phép xây dựng công trình tạm trên đất nông nghiệp phù hợp với tính chất riêng của địa phương.

Xây dựng nhà tạm chưa xin phép trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Như vậy, trường hợp nếu không được cấp phép mà vẫn xây dựng thì sẽ bị nộp phạt từ 3 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tùy thuộc vào diện tích anh dùng chuyển đổi mục đích sử dụng.

Ngoài ra, còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm tức là sẽ bị phá, tháo dỡ nhà. Nếu kinh doanh thì buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp đó.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Dựng lều tạm trên đất nông nghiệp có được hay không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ tư vấn khung giá đền bù đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 thì việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở các căn cứ sau đây:
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy định nộp tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào?

Theo Nghị định 46/2014/NĐ-CP:
“Điều 17. Nộp tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
1. Khi chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các Điểm d, đ, g Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất phải nộp tiền thuê đất theo quy định sau đây:
a) Trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thì phải nộp tiền thuê đất hàng năm hoặc nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.
b) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai có cùng hình thức sử dụng đất là thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì nộp tiền thuê đất bằng mức chênh lệch giữa tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền thuê đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất tương ứng với thời gian sử dụng đất còn lại; trường hợp có cùng hình thức sử dụng đất là thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì khi chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích theo quy định tại Nghị định này.
2. Khi được gia hạn sử dụng đất mà người sử dụng đất thuộc đối tượng phải nộp tiền thuê đất thì thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thời gian được gia hạn theo chính sách pháp luật tại thời điểm gia hạn.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này”

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là bao lâu?

Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Không quá 25 ngày đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.