Mẫu đơn khiếu nại về việc cấp nhầm sổ đỏ 2022

30/09/2022 | 14:52 454 lượt xem Thủy Thanh

Sổ đỏ là một loại giấy tờ pháp lý có giá trị rất quan trọng để cơ quan Nhà nước thực hiện quản lý nguồn đất đai. Bởi vậy nên việc cấp sổ đỏ cho người dân cũng được cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vẫn tồn tại việc cấp nhầm sổ đỏ. Vậy trong trường hợp bị cấp nhầm sổ đỏ thì người dân phải làm như thế nào?, có d dược khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền không?,” đơn khiếu nại về việc cấp nhầm sổ đỏ” ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây c ủa Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi; Chào luật sư, tôi mới mua 2 mảnh đất tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi hoàn tất các thủ tục thì tôi có được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên sau khi nhận sổ thì tôi có kiểm tra và phát hiện rằng sổ đỏ mà tôi nhận được đã bị nhầm lẫn, vị trí mảnh đất được ghi trong sổ đỏ mà tôi nhận được là mảnh đất bên cạnh mảnh đất mà tôi mua chứ không phải mảnh đất của tôi. Luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp này tôi phải giải quyết như thế nào ạ?.

Quy định về việc cấp sổ đỏ hiện nay

Điều kiện cấp sổ đỏ hiện nay

Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP điều kiện cấp sổ đỏ như: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất; đất không có giấy tờ phải là đất ổn định từ trước ngày 1.7.2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai; đất không tranh chấp; đất vẫn còn thời hạn sử dụng.

Hiện nay, người sử dụng đất để được cấp sổ đỏ thì phải có đủ điều kiện. Theo Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì điều kiện được cấp Sổ đỏ gồm 03 nhóm:

– Nhóm 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đấ ổn định, có giấy tờ chứng minh như quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993; giấy chứng nhận QSDĐ tạm thời; giấy tờ hợp pháp về thừa kế, cho tặng tài sản; giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở; giấy tờ mua nhà thuộc sở hữu nhà nước;…. TH này không phải nộp tiền sử dụng đất.

+ Có giấy tờ nhưng mang tên người khác nhưng có kèm theo giấy tờ hợp pháp việc mua bán, cho tặng,… trước ngày 1/7/1014 chưa thực hiện chuyển QSDĐ và không xảy ra tranh chấp.

+ Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo quyết định của tòa án, quyết định giải quyết tranh chấp,…

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê từ 15/10/1993 đến 1/7/2014.

– Nhóm 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân)

+ Sử dụng đất ổn định trước ngày 1/7/2014, không có tranh chấp, có hộ khẩu thường trú tại đại phương và trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp tại vùng kinh tế khó khăn thì được cấp sổ đỏ theo luật và không phải nộp tiền sử dụng đất.

+ Được cấp sổ đỏ và phải nộp tiền sử dụng đất khi đang sử dụng đất không có giấy tờ về QSDĐ nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004, không vi phạm phát luật đất đai; tranh chấp.

– Nhóm 3: Đất lấn, chiếm; đất được giao không đúng thẩm quyền

+ Đây là trường hợp khó được cấp sổ đỏ nhất vì là các trường hợp mà thời điểm lấn, chiếm hoặc giao đất thì vi phạm pháp luật về đất đai nhưng đã sử dụng ổn định, lâu dài nên điều kiện rất chặt chẽ;

+ Chỉ những hành vi lấn, chiếm, giao đất không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2014 mới được cấp hoặc xem xét cấp Sổ đỏ; nếu xảy ra sau ngày 01/7/2014 sẽ bị xử lý, đất lấn, chiếm hoặc được giao không đúng thẩm quyền sẽ bị thu hồi.

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ gồm những gì?

Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu với các loại giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK. 

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó (thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở).

– Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

– Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.

– Nộp bản chính giấy tờ.

Đơn khiếu nại về việc cấp nhầm sổ đỏ
Đơn khiếu nại về việc cấp nhầm sổ đỏ

Khi bị cấp nhầm sổ đỏ thì phải làm gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2013 về Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp thì Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây: 

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó; 

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.”

Về thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp, theo quy định tại khoản 1, Điều 86 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: “Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính”.

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp nhầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hộ kế bên. Việc cấp nhầm giấy chứng nhận thuộc về trách nhiệm của cơ quan có thẩm nên họ phải thực hiện đính chính, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp nhầm, cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng mà bạn đã nhận chuyển nhượng và hộ kế bên. Do đó, người dân có thể đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất yêu cầu họ cấp lại, thu hổi, đính chính thông tin đối với mảnh đất đã cấp nhầm. 

Khi phát hiện có sai sót thì cần làm đơn đề nghị đính chính gửi tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện, kèm theo đơn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ khác chứng minh thông tin cấp nhầm.

Mặt khác, người dân có thể làm đơn khiếu nại nên cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn hoặc Ủy ban nhân dân huyện nơi có đất về hành vi cấp nhầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Đơn khiếu nại về việc cấp nhầm sổ đỏ

Khiếu nại được thực hiện bằng đơn

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm khiếu nại;

– Tên, địa chỉ của người khiếu nại;

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;

– Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Khiếu nại trực tiếp

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như khiếu nại được thực hiện bằng đơn.

Mẫu đơn khiếu nại về việc cấp nhầm sổ đỏ

Mời bạn xem và tải đơn khiếu nại về việc cấp nhầm sổ đỏ tại đây:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Đơn khiếu nại về việc cấp nhầm sổ đỏ. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn về Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn, xin cấp lại sổ đỏ bị mất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Tách sổ đỏ,… của tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu như thế nào?


Bước 1: Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại
Gửi đơn khiếu nại thông qua đường bưu điện, bộ phận một cửa để gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu như đã nêu ở trên hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Bước 2: Thụ lý đơn
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết.
– Trường hợp không thụ lý để giải quyết phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau:
– Kiểm tra lại quyết định, hành vi chậm cấp, từ chối cấp sổ đỏ của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.
– Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Bước 4: Tổ chức đối thoại
– Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau.
– Việc đối thoại phải được lập thành biên bản.
– Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Công chứng viên công chứng nhầm sổ đỏ giả bị xử lý như thế nào?

Tùy theo hành vi vô tình hay cố ý mà công chứng viên sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật vì công chứng sổ đỏ giả.
Cụ thể tại Điểm c Khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
Việc công chứng viên xem xét tính hợp pháp của sổ đỏ nói riêng, giấy tờ khác nói chung là cách để thực hiện nghĩa vụ nói trên. Trường hợp công chứng viên không phát hiện sổ đỏ, giấy tờ khác là giả gây ra thiệt hại cho khách hàng thì có một phần lỗi của công chứng viên.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 38, tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
Với trường hợp công chứng viên không phát hiện ra sổ đỏ, giấy tờ khác là giả (lỗi do vô ý) nên thực hiện công chứng cho hợp đồng mua bán nhà đất, gây thiệt hại cho khách hàng, văn phòng công chứng phải liên đới cùng kẻ lừa đảo bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Trường hợp công chứng viên cố ý mắc lỗi (cấu kết với kẻ lừa đảo, biết là giả nhưng làm ngơ cho qua…) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại Khoản 2 Điều 38 ghi rõ công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp không hoàn trả, tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Sổ đỏ bị cấp sai số thửa thì phải làm thế nào?

Theo khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ đỏ có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
– Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Sổ đỏ của người đó;
– Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
Theo như bạn trình bày, thì hiện nay bạn đi làm Sổ đỏ thì bị cấp nhầm số thửa. Vậy nên, trường hợp này, có thể hiểu bạn đã được cấp Sổ đỏ. Do đó, nếu Sổ đỏ bị cấp nhầm thửa thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền đính chính do có sai sót về số thửa so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.