Đối tượng được giao đất lâm nghiệp là ai?

15/08/2023 | 15:46 31 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang đứng trước tình trạng suy giảm đáng báo động, vậy nên hiện nay các chính sách bảo vệ rừng, trồng rừng đang rất được quan tâm chú trọng. Với mục đích để bảo vệ diện tích rừng cũng như để việc đảm bảo sản xuất lâm nghiệp thì các quy định về đất lâm nghiệp đã được đưa ra. Trong đó có các quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho người dân để sản xuất cũng như để bảo vệ rừng. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề “Đối tượng được giao đất lâm nghiệp” qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Đất lâm nghiệp là gì?

Để thuận tiện cho quá trình quản lý và phát triển đất đai, Đảng và Nhà nước ta đã phân chia đất đai thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay theo quy định thì đất đai sẽ có các loại đất thuộc nhóm nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Theo đó thì đất lâm nghiệp là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. 

Theo quy định tại Luật đất đai 2013 quy định đất lâm nghiệp là đất dùng để trồng rừng. Được chia làm 3 loại gồm:

  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng.

Mỗi một loại đất rừng đều được xác định với các mục đích khác nhau. 

Cụ thể:

Đất rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
  • Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

Đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất được trồng chủ yếu là cung cấp lâm sản. Nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài ra, nó cũng có thể kết hợp với mô hình rừng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Đất rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

  • Vườn quốc gia;
  • Khu dự trữ thiên nhiên;
  • Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;
  • Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
  • Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
Đối tượng được giao đất lâm nghiệp
Đối tượng được giao đất lâm nghiệp

Đối tượng được giao đất lâm nghiệp

Ngày nay, phát triển quản lý đất lâm nghiệp luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền các cấp. Diện tích rừng thuộc loại đặc khu vì bao gồm cả diện tích rừng đặc dụng và diện tích rừng phòng hộ sử dụng vào mục đích đặc biệt. Vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ rừng và phát triển rừng là vấn đề cấp bách. Do đó, quy định về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Hiện nay, quy định pháp luật về chế độ sử dụng đất rừng như sau:

Đất rừng sản xuất

Rừng sản xuất bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

Đối với rừng tự nhiên

Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với rừng trồng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Đất rừng phòng hộ

Theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng phòng hộ được quy định như sau:

Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Lưu ý:

Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Đất rừng đặc dụng

Căn cứ Điều 138 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng đặc dụng được quy định như sau:

Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Lưu ý:

Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.

Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Quy định về hạn mức giao đất lâm nghiệp

Như đã phân tích ở trên, hiện nay để nhằm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành giao đất cho người dân trồng và phát triển rừng. Tuy nhiên do tầm quan trọng của tài nguyên rừng thì các đối tượng được phép giao đất lâm nghiệp đều được quy định cụ thể và rõ ràng chứ không phải đối tượng nào cũng được giao đất lâm nghiệp. Ngoài ra, các quy định về hạn mức cho phép giao đất lâm nghiệp cũng là một vấn đề đáng chú ý.

Theo quy định tại Điều 129 Luật đất đai 2013 thì hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định cụ thể như sau:

 Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:

+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng sản xuất.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

– Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật đất đai 2013 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật đất đai 2013.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 129 Luật đất đai 2013.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Đối tượng được giao đất lâm nghiệp“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng đến dịch vụ soạn thảo giấy đặt cọc mua bán nhà đất viết tay cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?

Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất trồng rừng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.
Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
Ngoài ra, Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Có được xây nhà trên đất lâm nghiệp không?

Theo Khoản 1 Điều 170 của Luật đất đai 2013, khi sử dụng đất lâm nghiệp phải thực hiện đúng mục đích là đúng quy định. Như vậy, xây nhà trên đất lâm nghiệp được xem là trái pháp luật. Những cá nhân hay tổ chức nào cố tình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định.
Khi muốn xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và phải có sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.