Doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt thế nào?

15/11/2022 | 09:11 27 lượt xem Thanh Loan

Người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất theo đúng mục đích đã được cấp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện sử dụng đất không đúng mục đích, người sử dụng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Vậy thì với các doanh nghiệp và tổ chức khi sử dụng đất sai mục đích có bị xử phạt giống với cá nhân hay không? Cùng Tư vấn Luất đấy đai tìm hiểu quy định xử phạt hành vi sử dụng đất sai mục đích ở bài viết “Doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt thế nào?”.

Thế nào là sử dụng đất sai mục đích?

Sử dụng đất không đúng mục đích sẽ được hiểu là hành vi mà đưa đất thuộc quyền sử dụng và sở hữu của mình vào sử dụng trái với mục đích sử dụng đất đã được ghi trong giấy chứng nhận hoặc quyết định giao, cho thuê đất của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.

Mức xử phạt đối với sử dụng đất không đúng mục đích

Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp trái phép

Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn thì bị phạt tiền như sau:

Diện tích (héc ta)Tiền phạt (triệu đồng)
Dưới 0,053 – 5
0,05 – 0,15 -10
0,1 – 0,510 – 20
0,5 – 0120 – 40
01 – 0340 – 80
Từ 03 trở lên80 – 160

Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn thì bị xử phạt như sau:

Diện tích (héc ta)Tiền phạt (triệu đồng)
Dưới 0,110 – 20
0,1 – 0,520 – 40
0,5 – 0140 – 80
01 – 0380 – 160
Từ 03 trở lên160 – 300

Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Diện tích (héc ta)Tiền phạt (triệu đồng)
dưới 0,17 – 15
0,1 – 0,515 – 30
0,5 – 0130 – 60
01 – 0360 – 120
Từ 03 trở lên120 – 250
Doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt thế nào?
Doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt thế nào?

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép

Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng thì có mức xử phạt như sau:

Diện tích (héc ta)Tiền phạt (triệu đồng)
Dưới 0,52 – 5
0,5 – 015 – 10
01 – 0310 – 20
Từ 03 trở lên20 – 50

Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Diện tích (héc ta)Tiền phạt (triệu đồng)
Dưới 0,13 – 5
0,1 – 0,55 – 10
0,5 – 0110 – 20
01 – 0320 – 30
Từ 03 trở lên30 – 70

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Diện tích (héc ta)Tiền phạt (triệu đồng)
Dưới 0,013 – 5
0,01 – 0,025 – 10
0,02 – 0,0510 – 15
0,05 – 0,115 – 30
0,1 – 0,530 – 50
0,5 – 0150 – 80
01 – 0380 – 120
Từ 03 trở lên120 – 250

Đối với chuyển đổi đất rừng

Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Diện tích (héc ta)Tiền phạt (triệu đồng)
Dưới 0,53 – 5
0,5 – 015 – 10
01 – 0510 – 20
Từ 05 trở lên20 – 50

Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Diện tích (héc ta)Tiền phạt (triệu đồng)
Dưới 0,023 – 5
0,02 – 0,055 – 10
0,05 – 0,110 – 15
0,1 – 0,515 – 30
0,5 – 0130 – 50
01 – 0550 – 100
Từ 05 trở lên100 – 250

Doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất

Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.

Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn nơi có đất làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:

  • Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, g, h và i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.
  • Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.

Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần thiết)

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.

Bước 3: Thông báo thu hồi đất

Khi hộ gia đình, cá nhân vi phạm thì UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) có trách nhiệm:

  • Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
  • Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Tiến hành thu hồi đất

Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có)

Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất nếu người có đất không thực hiện quyết định thu hồi.

Bước 6: Cập nhật thông tin địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận

Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận.

Cho doanh nghiệp thuê đất trồng lúa làm mặt bằng sản xuất thì có sai quy định pháp luật không?

Theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2014, quy định các hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai hoặc thực hiện hoạt động dịch vụ về đất đai.

Theo đó, tại Điều 6 có các mức phạt đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:

1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 3 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 héc ta trở lên.

2. Chuyển mục đích sử dụng sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 3 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 héc ta trở lên.

3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 3 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 héc ta trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 điều này.

Theo quy định của pháp luật thì việc bạn cho công ty thuê đất trồng lúa để sử dụng vào mục đích khác là sai quy định. Tùy vào mục đích sử dụng đất mà công ty thêu của bạn sử dụng, mà có mức phạt tương ứng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP. Ngoài việc nộp phạt, bạn còn phải khôi phục lại tình trạng đất và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì hãy liên hệ ngay tới Tư vấn luật đất đai để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích có thể bị thu hồi không?

Không phải đất sử dụng không đúng mục đích sẽ bị thu hồi luôn mà chỉ bị thu hồi khi có đủ 02 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
Điều kiện 2: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

Căn cứ thu hồi khi doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích?

Điều 6 Luật Đất Đai năm 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau:
Sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích.
Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Vậy, người sử dụng đất bắt buộc phải sử dụng đúng mục đích, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và có thể bị thu hồi.
Theo khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013, việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Sử dụng đất không đúng mục đích gồm những trường hợp nào?

Cụ thể từ Điều 9 đến Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, quy định các trường hợp coi là sử dụng đất không đúng mục đích gồm:
Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.