Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

15/06/2023 | 14:57 150 lượt xem Tình

Thưa Luật sư, tôi tên là Quỳnh Hoa, hiện tôi đang sinh sống tại Thành phố Đồng Nai. Tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Năm 2015, tôi được bố mẹ tặng cho một mảnh đất trồng cây lâu năm. Hiện tại, tôi có mong muốn sẽ tách thửa mảnh đất này để chia cho chị và em gái của tôi. Tuy nhiên, theo thông tin tôi tìm hiểu thì mảnh đất phải đạt diện tích tối thiểu thì mới có thể tách thửa đất. Vậy, Luật sư có thể cung cấp cho tôi thông tin về diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm tại bài viết sau đây:

Căn cứ pháp lý

Có được tách thửa đất trồng cây lâu năm hay không?

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng để phát triển đất nước. Những vụ việc, sự kiện liên quan đến đất đai được rất nhiều người quan tâm tới. Để tìm hiểu về vấn đề đất trồng cây lâu năm có được tách thửa đất hay không thì Tư vấn luật đất đai sẽ cung cấp thông tin cho bạn tại nội dung dưới đây.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản khác có liên quan không cấm người sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất trồng cây lâu năm) tách thửa đất để lên thổ cư hay chuyển nhượng, tặng cho… mà chỉ quy định về các điều kiện để được tách thửa đất.

Nói cách khác, người sử dụng đất trồng cây lâu năm có quyền thực hiện thủ tục tách thửa đất nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện tách thửa theo quy định pháp luật.

Điều kiện tách thửa đất trồng cây lâu năm thế nào?

Tách thửa đất trồng cây lâu năm cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể. Vấn đề này đã được quy định trong pháp luật đất đai. Khi cá nhân đáp ứng đủ điều kiện thì mới được tiếp tục tách thửa đất. Điều kiện chung để thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm như sau

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT:

– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (một số địa phương không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận mà chỉ cần có đủ điều kiện để Giấy chứng nhận);

– Đất có nhu cầu tách thửa không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.

Trong đó, căn cứ khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất trồng cây lâu năm sẽ cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định sao cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Ngoài ra, tại một số địa phương có thể sẽ quy định thêm một số điều kiện tách thửa đất như:

– Việc tách thửa đất phải đảm bảo quyền sử dụng đất hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai, Điều 254 Bộ luật Dân sự;

– Tách thửa trong trường hợp tách thửa bao gồm đất ở và đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở mà không được công nhận là đất ở…

Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm là một trong những vấn đề người sử dụng đất cần lưu ý khi làm thủ tục tách thửa. Diện tích tách thửa đất trồng cây lâu năm ở mỗi địa phương được quy định khác nhau. Do đó, người sử dụng đất cần kiểm diện tích tách thửa tối thiểu tại các văn bản do địa phương nơi có đất quy định.

Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Vi dụ, căn cứ theo Quyết định 04/2022/QĐ-UBND về tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Điều 5 Quyết định này có quy định điều kiện cụ thể để được tách thửa đất đối với đất nông nghiệp:

– Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 150 m2/thửa;

– Đối với đất rừng sản xuất: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 1.000 m2/thừa.

– Đối với đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở thì diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách được áp dụng theo hạn mức quy định tại khoản 2 Điều này.

– Thửa đất nông nghiệp sau khi tách thửa phải đảm bảo việc cấp nước, thoát nước, nước tưới, tiêu nước, phải thực hiện đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 95, Điều 171 Luật Đất đai và Điều 254 Bộ luật Dân sự.

– Trường hợp thửa đất có nguồn gốc được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì chỉ được phép tách thửa khi được cơ quan chấp thuận đầu tư đồng ý.

Theo đó, tại tỉnh Thái Nguyên quy định đối với đất trồng cây lâu năm thì diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 150 m2/thửa.

Phí tách thửa đất trồng cây lâu năm bao nhiêu?

Khi thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm, người dân có thể phải chịu các khoản phí, lệ phí dưới đây:

– Phí đo đạc tách thửa

Phí này sẽ được trả cho tổ chức dịch vụ đo đạc nên khoản tiền này tính theo giá dịch vụ.

– Lệ phí trước bạ

Trong trường hợp tách thửa gắn với việc chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất, người dân sẽ phải nộp thêm lệ phí trước bạ. Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC:

  • Trường hợp 1: Giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định: Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá tại hợp đồng x m2)
  • Trường hợp 2: Giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định: Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá 01m2 x Giá đất trong bảng giá đất)
Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

– Phí thẩm định hồ sơ

Trường hợp nếu chỉ tách thửa mà không bán, chuyển nhượng hay tặng cho… thì không phải nộp khoản phí này.

Ngược lại, trường hợp tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.

Khi đó, phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về gia hạn thời hạn sử dụng đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng cây lâu năm là loại đất như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp và được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm như cacao, cà phê, chè, điều, dừa, sầu riêng, xoài,…

Đất trồng cây lâu năm có được xây dựng nhà ở hay không?

Đất trồng cây lâu năm vẫn được tính là nhóm đất nông nghiệp và không được sử dụng theo mục đích ở, định cư lâu dài. Nếu muốn xin phép xây nhà trên đất trồng cây lâu năm thì bạn cần thực hiện thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng từ trước. Trường hợp ngoại lệ được phép xây nhà mà không cần chuyển đổi mục đích sử dụng là trường hợp xây nhà vườn sinh thái hoặc trang trại cho mục đích trồng trọt.

Đất trồng cây lâu năm sẽ bị thu hồi khi nào?

Luật Đất đai hiện hành quy định các trường hợp bị thu hồi đất bao gồm:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục).
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Như vậy, nếu nằm trong những trường hợp được nêu trên thì đất trồng cây lâu năm có thể bị thu hồi.