Địa chỉ thường trú trên sổ đỏ thay đổi được không?

08/12/2022 | 09:48 68 lượt xem Thủy Thanh

Sổ đỏ là một loại giấy tờ có giá trị pháp lý vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò như một chứng thư pháp lý được Nhà nước cấp để công nhận quyền sử dụng đất nên các thông tin trên sổ đỏ phải được ghi nhận đầy đủ và chính xác. Trong trường có sai sót, nhầm lẫn hoặc muốn thay đổi các thông tin trên sổ đỏ thì phải xin phép và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Vậy ” Địa chỉ thường trú trên sổ đỏ ” có được thay dổi hay không?, nếu được phép thì thủ tục thực hiện thay đổi đại chỉ thường trú trên sổ đỏ như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi hiện đang sở hữu một mảnh đất 150 mét vuông và đã được cấp sổ đỏ. Trên sổ đỏ của mảnh đất đó đang ghi địa chỉ thường trú cũ của tôi mà hiện giờ tôi đã chuyển sang nơi khác sinh sống thì tôi có cần phải làm thủ tục thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ đỏ không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Các thông tin được ghi trên sổ đỏ

Sổ đỏ  là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).

Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung sau:

– Trang 1 gồm:

+ Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ.

+ Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trang 2 là thông tin thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Trang 3 là sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

– Trang 4 là nội dung tiếp theo của mục những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận, nội dung lưu ý, mã vạch.

Mặc dù chỉ có 04 trang nhưng rất nhiều thông tin phức tạp, để biết rõ mời đọc giả xem cách đọc thông tin Sổ đỏ, Sổ hồng dưới đây.

Thông tin người sử dụng đất

Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận.

* Cá nhân trong nước

Điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định thông tin người được cấp Giấy chứng nhận là cá nhân trong nước như sau:

“Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;”

* Hộ gia đình sử dụng đất

Theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin khi cấp Giấy chứng nhận cho Hộ gia đình sử dụng đất như sau:

– Ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

– Nếu chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

– Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.

* Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng.

* Tổ chức trong nước

Khi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc Giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức (theo điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Địa chỉ thường trú trên sổ đỏ
Địa chỉ thường trú trên sổ đỏ

Địa chỉ thường trú trên sổ đỏ thay đổi được không?

Hiện nay, việc thay đổi thông tin thường trú diễn ra khá phổ biến. Điều này dẫn đến tới địa chỉ thường trú hiện tại khác với địa chỉ thường trú trên Giấy chứng nhận đã cấp.

Theo quy định hiện hành người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, trường hợp có thay đổi, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thay đổi nơi thường trú, khác với địa chỉ thường trú ghi trên sổ đỏ có thể sửa đổi thông tin nếu muốn. Khi thay đổi địa chỉ dẫn tới địa chỉ thường trú hiện tại khác với địa chỉ thường trú trên Giấy chứng nhận đã cấp thì việc thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất mà không bắt buộc phải thay đổi thông tin.

Việc thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ đỏ được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất trong trường hợp chủ sử dụng đất thay đổi địa chỉ dẫn tới địa chỉ thường trú hiện tại khác với địa chỉ thường trú trên sổ đỏ đã cấp. Việc thay đổi này không bắt buộc phải thay đổi theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thay đổi thông tin thường trú trên sổ đỏ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 6 điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về địa chỉ trên sổ đỏ đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất gồm:

  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh việc thay đổi địa chỉ (bản sao sổ hộ khẩu).
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BTNMT (sửa đổi bổ sung theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).

Bước 2:  Nộp hồ sơ

Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, về nơi nơi nộp hồ sơ, đối với hộ gia đình, cá nhân có thể nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường nếu có nhu cầu.

Trường hợp nếu không nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện

Nếu tại địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận việc thay đổi địa chỉ thường trú trên s. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc bị thiếu giấy tờ, tài liệu theo quy định thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người dân về việc trả hồ sơ hoặc hướng dẫn cho người dân bổ sung những giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Trả kết quả

Khi nhận kết quả, kiểm tra kỹ tất cả các thông tin, nếu phát hiện sai sót bạn phải báo lại ngay với bộ phận trả kết quả.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Địa chỉ thường trú trên sổ đỏ“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật Đất đai.com luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là muốn tham khảo về vấn đề chia nhà ở khi ly hôn, vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ đỏ có mất phí không?

Pháp luật hiện nay chưa có quy định chung về mức thu phí trong trường hợp thay đổi thông tin thường trú trên sổ đỏ. Mức phí khi thay đổi thông tin thường trú trên sổ sẽ do từng tỉnh/thành phố quy định.
Tuỳ vào các trường hợp khác nhau ở mỗi địa phương mà mức phí thực hiện thủ tục sẽ khác nhau.

Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ đỏ là bao lâu?

– 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (thời gian này không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định)
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
–  Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
– Hiệu lực của việc đăng ký biến động đất đai khi có thay đổi về thông tin người sử dụng đất: Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Có bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ đỏ không?

– Theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT “ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;”
– Như vậy với trường hợp thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ thì không bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động đất đai và cũng không quy định về thời hạn phải thực hiện đăng ký biến động, mà sẽ theo nhu cầu của người sử dụng đất.