Đất vi bằng có làm sổ hồng được không theo quy định?

07/12/2022 | 10:00 75 lượt xem Thanh Loan

Vi bằng là một khái niệm không hề cũ nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm rõ về khái niệm này. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng là văn bản ghi lại sự việc, việc làm có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến ​​và được lập theo yêu cầu của khách hàng. Nó ghi lại các sự kiện, thủ tục pháp lý và các mối quan hệ pháp lý. Các sự kiện và hoạt động thực tế được thừa phát lại trực tiếp ghi lại. Vậy vi bằng là gì, đất vi bằng có làm sổ hồng được không, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở bài viết của Tư vấn luật đất đai nhé.

Khái niệm về vi bằng

Là Văn bản do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến ghi nhận sự kiện, hành vi có thật , lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan hay tổ chức.Vi bằng là do văn phòng thừa phát lại lập tại điều 2 Nghị Định 08/2020/NĐ-CP.

Đất vi bằng có làm sổ hồng được không theo quy định?

Theo khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.

Công chứng vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hoạt động đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó nên không chứng minh được giá trị pháp lý của của các sự kiện, sự vật đó…

Theo Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Điều trên có nghĩa, vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là một chứng cứ công nhận có việc mua bán, giao nhận tiền nhà chứ không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản.

Việc lập vi bằng được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận giao dịch của các bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Như vậy, vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ và được Tòa án ghi nhận.

Vi bằng chỉ xác nhận có giao dịch xảy ra trên thực tế có giá trị là bằng chứng để giải quyết khi có tranh chấp mà không có giá trị pháp lý. Vì thế, công chứng vi bằng không làm được sổ hay nói cách khác là không được làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên cần có Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản theo quy định.

Đất vi bằng có làm sổ hồng được không theo quy định?
Đất vi bằng có làm sổ hồng được không theo quy định?

Đất vi bằng có xây dựng nhà ở được không?

Về việc xây dựng nhà trên đất chưa có sổ hồng mà chỉ có vi bằng xác lập, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về việc đất chưa có sổ hồng thì không được xây dựng nhà ở.

Đối với trường hợp xây dựng bắt buộc phải xin cấp giấy phép xây dựng, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để được cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ khác tờ đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/07/2004 nhưng không có Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Các loại giấy tờ khác về việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định theo quy định của Luật đất đai 2013.
  • Các văn bản xác lập chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • Hợp đồng thuê đất giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông; các văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.

Theo căn cứ trên, giấy tờ hợp pháp cần có để xin cấp giấy phép xây dựng trong đó không có vi bằng. Như vậy, nếu như đất đai chỉ có vi bằng thì không dùng để xin cấp giấy phép xây dựng hợp pháp.

Với trường hợp đất nằm trong diện xây dựng không cần xin cấp giấy phép xây dựng.

Về mặt pháp lý, thửa đất nằm trong diện không cần xin cấp giấy phép xây dựng không có sự ràng buộc về giấy tờ nên việc xây nhà vẫn được. Tuy nhiên, cần lưu ý việc đất không có giấy tờ hợp pháp, chỉ có vi bằng rất dễ xảy ra rủi ro tranh chấp với các bên thứ ba. Trường hợp vẫn xây nhà trên đất vi bằng, nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Mua bán nhà đất qua hình thức vi bằng có giá trị pháp lý không?

  • Việc lập vi bằng liên quan đến việc trao đổi, giao dịch tiền do nhận giấy tờ nhà đất giữa các bên, có thể thực hiện đối với trường hợp nhà đất có giấy tờ hợp lệ, được pháp luật công nhận như : giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng vi bằng không có giá trị thay thế các văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.Tức là vi bằng không phải là cơ sở để hoàn thành sang tên, đổi chủ và đăng ký biến động cho bên mua nhà,nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Vi bằng là nguồn căn cứ để tòa án cân nhắc khi giải quyết vụ việc hành chính và dân sự theo quy định của pháp luật, là căn cứ để hoàn thành giao dịch giữa các tổ chức, cơ quan, cá nhân theo pháp luật quy định.
  • Nghị định 61/2009/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về tổ chức và hoạt động hừa của Thừa phát lại. Theo đó, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện do tphát lại lập nên ghi nhận sự kiện hành vi dùng làm căn cứ xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Đất vi bằng có làm sổ hồng được không theo quy định?” Tư vấn luật đất đai tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến quý khách hàng cần tư vấn pháp lý về giá thu hồi đất hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai thông qua số hotline 0833.101.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Giải quyết tranh chấp mua nhà vi bằng, mua đất vi bằng theo hướng nào?

Việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện thông qua hai hình thức chính là:
Thỏa thuận giải quyết tranh chấp;
Giải quyết tranh chấp mua nhà vi bằng, mua đất vi bằng tại Tòa án.
Quá trình tự thỏa thuận, thương lượng hiện nay không có quy định bắt buộc về hình thức, trình tự nên các bên có thể tự thực hiện. 
Bước 1. Chuẩn bị đơn khởi kiện và hồ sơ khởi kiện.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án.
Tiếp đó, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn trong thời hạn 08 ngày làm việc. Và ra một trong các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Bước 3. Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý.
Bước 4. Tham gia thủ tục hòa giải tại Tòa án.
Hòa giải là một thủ tục bắt buộc để các bên đưa ra quan điểm; ý kiến và có cơ hội để tự thỏa thuận với nhau. Thông thường, cùng với việc tổ chức hòa giải, các bên cũng sẽ được tham gia Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
Bước 5. Tham gia phiên Tòa.

Mua bán đất bằng vi bằng có được không?

Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.
Do đó, việc lập vi bằng đối với việc mua bán căn nhà được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận về việc có giao kết về việc mua bán giữa 2 bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra.
Khi làm thủ tục sang tên GCNQSDĐ thì hai bên vẫn phải lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng của một tổ chức công chứng tại địa phương theo quy định bắt buộc tại điều 122 Luật nhà ở 2014:
“Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng”.