Tự ý chuyển đổi đất trồng lúa bị xử phạt thế nào?

13/04/2023 | 17:33 3 lượt xem Thanh Loan

Việc tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang đất sử dụng vào mục đích khác đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều địa phương và khó kiểm soát. Vấn đề này nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng lương thực của nước ta. Những trường hợp tự ý chuyển đổi không có sự cấp sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cơ quan chức năng tiến hành xử lý vi phạm hành chính. Mời bạn đọc đọc tham khảo trong bài viết “Tự ý chuyển đổi đất trồng lúa bị xử phạt thế nào?” để tìm hiểu thêm nhé!

Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa  được quy định thuộc trường hợp phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2013 như sau:

  1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Vì thế, việc chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải cần có quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc chuyển đổi  thì mới  được chuyển đổi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.

Đối với việc chuyển mục đích đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư được quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật đất đai 2013:

“Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;

b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.“

Như vậy, đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, thì người có thẩm quyền quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất chỉ khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa

Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đối với đất trồng lúa đang bị hạn chế theo Điều 134 Luật đất đai 2013 quy định về đất trồng lúa. Trường hợp thật cần thiết thì sau đó nhà nước phải có biện pháp bổ sung diện tích đất trồng lúa lại.

Đối với người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trồng lúa để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định

Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng đất như sau:

Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh ( tỉnh, thành phố thường trực TW ) quyết định hành động được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng so với tổ chức triển khai;

Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện có thẩm quyền được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng so với hộ mái ấm gia đình, cá thể ;Trường hợp được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục tiêu thương mại, dịch vụ với diện tích quy hoạnh từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh trước khi quyết định hành động

Theo đó,  người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại đất khác UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có thẩm quyền chuyển đổi. Cơ quan này sẽ xem xét dựa vào kế hoạch, quy hoạch đất của năm để quyết định được chuyển đổi hay không.

Tuy nhiên, mới đây Quyết định số 10/2022/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Cần Thơ tại các Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua.

Tự ý chuyển đổi đất trồng lúa bị xử phạt thế nào?

Tự ý chuyển đổi đất trồng lúa bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt nặng, cụ thể:

1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Thông tin liên hệ

Tư vấn Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tự ý chuyển đổi đất trồng lúa bị xử phạt thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan và các thông tin pháp lý như soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình viet tay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chi phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở gồm những loại nào?

Các khoản chi phí mà người sử dụng đất phải chịu khi được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như sau:
Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
Lệ phí trước bạ
Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi đất đất trồng lúa?

Khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng theo khoản 2 Điều 57 Luật đất đai 2013.
Theo quy định tại Điều 109 Luật đất đai 2013,
Khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định sau đây:
Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất;
Nộp tiền thuê đất hàng năm theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.