Đất trồng lúa có được thế chấp không theo quy định?

11/02/2023 | 14:15 186 lượt xem Hương Giang

Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước phát triển. Do đó, đất trồng lúa là một trong những loại đất được người dân sử dụng phổ biến hiện nay, người dân thường dùng loại đất này để trồng trọt, sản xuất kiếm thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ quy định pháp luật liên quan đến đất trồng lúa. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện nay, Đất trồng lúa có được thế chấp không? Quy trình vay thế chấp đất trồng lúa như thế nào? Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Đất trồng lúa là loại đất gì?

Dựa trên phân loại đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam mới nhất thì đất trồng lúa thuộc loại đất trồng cây hàng năm và nằm trong nhóm đất nông nghiệp.

Căn cứ theo Phụ lục số 01 Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì:

Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản.

Phân loại đất trồng lúa

Theo quy định, đất trồng lúa được phân thành 3 loại bao gồm:

  • Đất chuyên trồng lúa nước: là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm. Ký hiệu đất chuyên trồng lúa nước là LUC.
  • Đất trồng lúa nước còn lại: Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm. Ký hiệu đất trồng lúa nước còn lại là LUK.
  • Đất trồng lúa nương: là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác. Ký hiệu đất trồng lúa nước là LUN.

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

Về điều kiện chuyển nhượng đất trồng lúa

Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất trồng lúa có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đảm bảo được các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, nếu không đáp ứng được một trong các điều kiện trên thì bên chuyển nhượng (người bán) không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

Lưu ý: Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Để tránh mất thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng, bán đất trồng lúa thì bên chuyển nhượng (người bán) cần phải biết các trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Và người mua cũng cần lưu ý rằng mình có được nhận chuyển nhượng theo quy định của Luật đất đai hiện hành hay không để tránh bị mất quyền lợi.

Theo đó, các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013 như sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Đất trồng lúa có được thế chấp không?

Điều 188 Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.”

Theo đó, nếu bạn đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất trồng lúa, đất đai không có tranh chấp và vẫn đang trong thời hạn sử dụng (đối với trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất) thì bạn hoàn toàn có quyền thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên tại ngân hàng.

Đất trồng lúa có được thế chấp không
Đất trồng lúa có được thế chấp không

Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy các trường hợp thế chấp phổ biến về đất đai là đất phi nông nghiệp (đất ở) và không phải ngân hàng nào cũng nhận thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nếu có thì số tiền cho vay cũng thấp hơn rất nhiều so với giá trị của tài sản. Điều này xuất phát từ việc đất nông nghiệp này thường gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng. Cụ thể, trong trường hợp người thế chấp không có khả năng thanh toán khoản nợ đã vay thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản nêu trên. Theo đó, phương án phổ biến nhất là bán đấu giá tài sản. 

Quy trình vay thế chấp đất trồng lúa như thế nào?

Thành phần hồ sơ

Người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)

– CMND, Hộ khẩu/tạm trú của khách hàng vay hoặc bên thứ ba (nếu có)

– Giấy tờ pháp lý thể hiện tình trạng hôn nhân của khách hàng vay và/hoặc của bên thứ ba (nếu có)

– Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo hoặc tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh (là cha mẹ, anh chị em ruột, người hôn phối của khách hàng vay)

– Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập và khả năng chi trả hàng tháng.

Trình tự thủ tục

Quy trình vay thế chấp đất trồng lúa như sau:

Bước 1: Nhận tư vấn về gói vay và chuẩn bị hồ sơ cần thiết theo chỉ dẫn của nhân viên ngân hàng

Bước 2: Ngân hàng tiếp nhận và tiến hành thẩm định hồ sơ

Bước 3: Quyết định xét duyệt hồ sơ và gửi thông báo quyết định đến khách hàng

Bước 4: Ký kết hợp đồng và tiến hành giải ngân (tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đất trồng lúa có được thế chấp không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng lúa có được chuyển mục đích sử dụng không?

Khoản 1 Điều 134 Luật đất đai năm 2013 có quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp”. Tuy vậy Khoản 2 Điều 44 Luật đất đai năm 2013 lại nói: “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Như vậy có thể thấy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa không hề dễ dàng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quyết định có được chuyển đổi hay không.

Đất trồng lúa có xây nhà được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể, tuy nhiên với điều kiện là bạn phải thực hiện thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa lên đất thổ cư (hay còn gọi là đất ở). Vì mỗi loại đất có mục đích sử dụng khác nhau, pháp luật về đất đai đã quy định rất chi tiết về điều này. Do đó, việc xây nhà trên đất trồng lúa sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Diện tích đất trồng lúa được phép chuyển nhượng là bao nhiêu?

Khoản 1 Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng có nêu rõ về hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm (có bao gồm đất trồng lúa) như sau:
– Không quá 30ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
– Không quá 20ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
Nói tóm lại, đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng, mua bán nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật đất đai hiện hành. Ngoài ra, cũng cần lưu ý về diện tích đất trồng lúa được phép chuyển nhượng và các quy định khác khi thực hiện thủ tục nếu cơ quan nhà nước có yêu cầu.