Đất trồng cây lâu năm có phải nộp thuế không?

02/10/2023 | 11:43 738 lượt xem Vân Anh

Một trong những loại đất chiếm nhiều diện tích đó là đất trồng cây lâu năm. Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng để trồng các loại cây có thời gian phát triển lâu và cho thu hoạch trong vòng vài năm tiếp đó. Những loại cây lâu năm này đóng vai trò quan trọng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Vậy khi sử dụng Đất trồng cây lâu năm có phải nộp thuế không? Cùng Tư vấn luật đất đai đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định pháp luật về đất trồng cây lâu năm

Do vị trí địa lý nên nước ta rất ưu chuộng trồng các loại cây lâu năm đặc biệt ở các tỉnh miền núi hay vùng Tây Nguyên nơi có đất và khí hậu phù hợp cho các loại cây này phát triển. Thông thường những loại cây lâu năm thường trồng đó là cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp..

Theo cách phân loại đất tại Điều 10 Luật đất đai 2013 thì đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất nông nghiệp được sử dụng cho mục đích nông nghiệp như trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản…

Chi tiết khoản 10 Luật Đất Đai 2013 như sau:

“Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

Đất trồng cây lâu năm có phải nộp thuế không?

Đất trồng cây lâu năm chính là đất nông nghiệp. Đất trồng cây lâu năm vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nhưng sẽ được miễn giảm thuế trong một thời hạn nhất định khi mới trồng cây. Điều này được pháp luật quy định cụ thể như sau:

Căn cứ vào Điều 19 đến Điều 23 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định các trường hợp được miễn giảm thuế bào gồm:

  • Miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
  • Miễn thuế cho đất khai hoang không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này dùng vào sản xuất:
  • Trồng cây hàng năm: 5 năm; riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển: 7 năm;
  • Trồng cây lâu năm: miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đối với đất ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm.
  • Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì chỉ nộp thuế khi khai thác theo quy định tại khoản 4, Điều 9 của Luật này.
  • Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.
  • Chính phủ quy định việc giảm thuế, miễn thuế đối với đất khai hoang được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
  • Hộ di chuyển đến vùng kinh tế mới khai hoang để sản xuất nông nghiệp được miễn thuế trong thời hạn theo quy định tại Điều 19 của Luật này và cộng thêm 2 năm. Nếu đất được giao là đất đang sản xuất nông nghiệp, thì được miễn thuế trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận đất.
  • Trong trường hợp thiên tai, địch hoạ làm thiệt hại mùa màng, thuế sử dụng đất nông nghiệp được giảm hoặc miễn cho từng hộ nộp thuế theo từng vụ sản xuất như sau:
  • Thiệt hại từ 10% đến dưới 20%, giảm thuế tương ứng theo mức thiệt hại;
  • Thiệt hại từ 20% đến dưới 30%, giảm thuế 60%;
  • Thiệt hại từ 30% đến dưới 40%, giảm thuế 80%;
  • Thiệt hại từ 40% trở lên, miễn thuế 100%.
  • Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn;
  • Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân là dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn;
  • Miễn thuế cho các hộ nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa.
  • Miễn thuế cho hộ nộp thuế có thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3;
  • Miễn thuế hoặc giảm thuế cho hộ nộp thuế là gia đình liệt sỹ;
  • Giảm thuế cho hộ nộp thuế có thương binh, bệnh binh không thuộc diện miễn thuế theo quy định tại khoản 1, Điều này mà đời sống có nhiều khó khăn.
Đất trồng cây lâu năm có phải nộp thuế không

Cách tính thuế đất trồng cây lâu năm như thế nào?

Khi đến thời hạn chuẩn bị nộp thuê thì người sử dụng đất trồng cây lâu năm muốn biết cách tính xem số tiền thuế mình phải nộp là bao nhiêu thì hãy tham khảo cách tính tiền thuế đất trồng cây lâu năm dưới đây mà Tư vấn luật đất đai đã tổng hợp được nhé.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính theo công thức sau:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích đất x Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất

Trong đó:

* Diện tích đất

– Diện tích tính thuế của từng hộ nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Điều 14 của Luật đất đai.

Trường hợp địa phương chưa lập sổ địa chính và số liệu đo đạc chưa chính xác, chưa có xác nhận của cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền, thì diện tích tính thuế là diện tích đất ghi trong tờ khai của hộ nộp thuế.

Trong trường hợp đặc biệt ở những nơi chưa làm kịp việc giao đất theo Nghị định 64-CP, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất thực hiện giao khoán cho các hộ gia đình nông dân và hộ cá nhân diện tích tính thuế của mỗi hộ do hộ tự kê khai và có xác nhận của người đứng đầu hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp.

– Diện tích tính thuế của từng thửa ruộng là diện tích thực sử dụng, được giao cho từng hộ nộp thuế phù hợp với diện tích ghi trong sổ địa chính hoặc trong tờ khai của chủ hộ.

– Cơ quan quản lý đất đai các cấp trong phạm vi quyền hạn quy định tại Điều 14 của Luật đất đai, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế xác định diện tích tính thuế trong địa phương mình.

* Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất

– Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:

Hạng đấtĐịnh suất thuế
1550
2460
3370
4280
5180
650

– Đối với đất trồng cây lâu năm:

Hạng đấtĐịnh suất thuế
1650
2550
3400
4200
580

– Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau:

+ Bằng 1,3 lần thuế sử dụng đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3;

+ Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.

– Đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đất trồng cây lâu năm có phải nộp thuế không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ tư vấn pháp lý chuyển đất ao sang đất sổ đỏ…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Cách tính số thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đóng như thế nào?

Căn cứ tính thuế quy định tại Điều 5 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 gồm:
“Điều 5
Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp:
Diện tích;
Hạng đất;
Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.”
Cách xác định mức thuế thực hiện theo Điều 17 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 như sau:
“Điều 17
Thuế sử dụng đất nông nghiệp tính bằng thóc, thu bằng tiền. Giá thóc thu thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định được thấp hơn không quá 10% so với giá thị trường ở địa phương trong vụ thu thuế.
Trong trường hợp đặc biệt, thuế có thể thu bằng thóc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.”
Như vậy số thuế này cũng do UBND tỉnh quyết định theo giá thóc.

Thời gian phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu?

Điều 16 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 có nội dung như sau:
“Điều 16
Sổ thuế được duyệt là căn cứ để thu thuế. Thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Thời gian nộp thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Trước thời hạn nộp thuế ít nhất là 10 ngày, cơ quan trực tiếp thu thuế phải gửi thông báo quy định rõ địa điểm, thời gian và số thuế phải nộp cho từng hộ nộp thuế.”
Như vậy chiếu theo điều trên thì thời điểm nộp thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, trước khi đến thời hạn thì bên cơ quan thu sẽ thông báo đến hộ nộp thuế.