Đất trồng cây hàng năm là như thế nào?

28/02/2023 | 09:45 22 lượt xem Trang Quỳnh

Đất đai là tài nguyên quý giá, là nền tảng thiết yếu dể thực hiện những dự án, mục tiêu của con người; đồng thời cũng là thị trường có tiềm năng để các nhà đầu tư bất động sản tìm kiếm lợi nhuận. Căn cứ vào từng mục đích sử dụng đất đai khác nhau hay việc chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, tổ chức… mà đất đai sẽ được phân loại thành các nhóm đất. Luật đất đai hiện hành phân chia đất đai thành ba nhóm là nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trong nhóm đất nông nghiệp có đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ… Vậy đất trồng cây hàng năm là như thế nào? Đất trồng cây hàng năm có thể lên thổ cư được hay không là thắc mắc được quan tâm nhiều tới. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đất trồng cây hàng năm là như thế nào?

Căn cứ Thông tư 28/2004/TT-BTNMT có giải thích:

“Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.”

Tuy nhiên, hiện nay Thông tư này đã hết hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 28/2014/TT-BTNMT

Căn cứ Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định về chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất

“Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau:

1.Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:

a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm;

Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).”

Như vậy, đất trồng cây hàng năm gồm các loại đất trồng lúa gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúc nước còn lại và đất trồng lúa nương.

Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm

Theo Điều 125, 126 Luật đất đai 2013 thời hạn sử dụng đất gồm 02 loại:

  • Loại 1: Sử dụng đất ổn định lâu dài (không giới hạn thời gian) chủ yếu là do cộng đồng dân cư sử dụng
  • Loại 2: Đất có thời hạn sử dụng

Bên cạnh đó, còn quy định rõ thời hạn sử dụng đất trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng và chuyển quyền sử dụng đất như: chuyển nhượng (mua bán), tặng cho, chuyển đổi…

Thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn thì thời hạn không quá 05 năm.

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nghiệp sử dụng đất được giao, công nhận quyền sử dụng trong trường hợp được giao đất trồng cây hàng năm có thời hạn là 50 năm.

Đất trồng cây hàng năm là như thế nào?
Đất trồng cây hàng năm là như thế nào?

Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn 50 năm.

Cá nhân, hộ gia đình thuê đất nông nghiệp thì có thời hạn không quá 50 năm. Lưu ý: Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê.

Tổ chức được giao đất, thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất không quá 70 năm.

Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu không được gia hạn hoặc không muốn gia hạn hoặc không thuê thì sẽ bị thu hồi.

Thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn thì thời hạn không quá 05 năm.

Thủ tục chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư

* Cơ quan cho phép chuyển mục đích

Theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở) phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

– UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.

– UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép UBND cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ đóng dấu của UBND cấp huyện.

* Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Tuy UBND cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng phải khi ra quyết định cho phép chuyển mục đích phải dựa vào hai căn cứ trên, không được quyết định theo ý chí chủ quan.

* Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất người sử dụng đất phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn xin phép theo Mẫu số 01.

– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ).

* Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đối với hộ gia đình, cá nhân sau khi chuẩn bị đầy đủ nộp hồ sơ sẽ nộp tại phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Việc quan trọng nhất đối với hộ gia đình, cá nhân trong giai đoạn này là nhận thông báo nộp tiền và sẽ nộp theo số tiền và thời hạn theo thông báo.

Bước 4. Trả kết quả

Thời hạn giải quyết:

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, lễ, tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đất trồng cây hàng năm là như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư là bao nhiêu?

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:
“Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Theo quy định trên, khi chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang thổ cư tiền sử dụng đất mà hộ gia đình, cá nhân phải nộp là khoản tiền chênh lệch giữa hai loại đất này; được mô tả cụ thể theo công chức sau:
Tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng theo giá đất ở – Tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp

Điều kiện tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm là gì?

Thứ nhất là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thứ hai là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ ba là diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất trồng cây hằng năm phù hợp với điều kiện và tập quán tại từng địa phương.
Ngoài ra, thì từng tỉnh sẽ có thể có các điều kiện khác được quy định cụ thể tại quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh

Đối tượng nào được hưởng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất hiện nay?

Đối tượng hưởng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại Điều 103 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, bao gồm:
– Người có công với cách mạng:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
– Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.