Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay đất tín ngưỡng được quy định như thế nào? Đất tín ngưỡng có được chuyển nhượng không? Thủ tục chuyển nhượng đất tín ngưỡng hiện nay như thế nào? Đất tín ngưỡng có những đặc điểm nào khác so với các loại đất khác? Đất tín ngưỡng có được chuyển nhượng hay không theo quy định? Đất tín ngưỡng có được tặng cho hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề này như sau:
Đất tín ngưỡng là gì?
Khoản 1 Điều 160 Luật đất đai 2013: “1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Thời hạn sử dụng đất tín ngưỡng là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 125 Luật đất đai năm 2013 người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ hai: Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật Đất đai 2013 thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ ba: Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì được sử dụng ổn định lâu dài.
– Thứ tư: Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ năm: Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật Đất đai thì sẽ được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ sáu: Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ bảy: Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật Đất đai thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ tám: Đất tín ngưỡng được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ chín: Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh.
– Thứ mười: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
– Cuối cùng là đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật Đất đai năm 2013.
Đất tín ngưỡng có được chuyển nhượng hay không theo quy định?
Theo Điều 181 Luật Đất đai quy định nội dung sau:
– Các cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai năm 2013.
– Các cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Như vậy, Đất tín ngưỡng không được chuyển nhượng theo quy định.
Các trường hợp được giao đất nhưng không thu tiền sử dụng đất
Về giao đất không thu tiền sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 54 Luật Đất đai với nội dung như sau:
Cơ quan Nhà nước thực hiện giao đất cho các cá nhân, tổ chức mà không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Đất đang sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
– Trường hợp thứ hai: Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp, cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp.
Phân biệt đất tín ngưỡng và đất cơ sở tôn giáo như thế nào?
Tiêu chí | Đất tín ngưỡng | Đất cơ sở tôn giáo |
Giống nhau | Đều là các loại đất được sử dụng với mục đích văn hóa, phục vụ đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư và cùng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp với thời hạn sử dụng ổn đinh, lâu dài. | |
Khác nhau | ||
Đối tượng sử dụng đất | Cộng đồng dân cư (khoản 3 Điều 5 Luật Đất đai 2013) gồm: Cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; | Các cơ sở tôn giáo (khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai 2013) gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo |
Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc sử dụng đất | Người đại diện cho cộng đồng dân cư (ví dụ: Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư đó) (khoản 3 Điều 7 Luật Đất đai 2013) | Người đứng đầu cơ sở tôn giáo (chịu trách nhiệm đối với đất đã giao cho cơ sở tôn giáo) (khoản 4 Điều 7 Luật Đất đai 2013) |
Mục đích sử dụng đất | xây dựng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng dân cư (Điều 160 Luật Đất đai 2013) | là phần diện tích đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, hoặc đất dùng để xây dựng trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động theo quy định(Điều 159 Luật Đất đai 2013) |
Hình thức sử dụng đất | Nhà nước giao, được công nhận, được nhận chuyển quyền sử dụng đất | Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (Điều 159 Luật Đất đai 2013) hoặc được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, mượn của tổ chức/hộ gia đình/cá nhân hoặc tự tạo lập/ hoặc nguồn gốc khác (Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) |
Cấp Giấy chứng nhận | Được cấp Giấy chứng nhận (ngoại trừ trường hợp đất tín ngưỡng được Nhà nước giao) (Điều 8, Điều 99 Luật Đất đai 2013, Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) | Được cấp Giấy chứng nhận (Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 102 Luật Đất đai 2013) |
Quy định về việc sử dụng đất | + Đúng mục đích;+ Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;+ Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chấp thuận | + Thực hiện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao đất cho cơ sở tôn giáo dựa trên chính sách về tôn giáo của Nhà nước;+ Và theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duy |
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Đất tín ngưỡng có được chuyển nhượng hay không theo quy định?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, giá đền bù đất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, tra cứu chỉ giới xây dựng, đơn xin cấp lại sổ đỏ, biểu mẫu hợp đồng mua bán nhà đất, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, giá đất đền bù giải tỏa, tranh chấp thừa kế đất đai, tư vấn luật đất đai; mẫu hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng; giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện như thế nào?
- Quy định về thanh tra đất đai hiện nay
- Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;