Thưa luật sư, tôi có được bố tôi cho một mảnh đất, mảnh đất này thì chủ yếu được dùng để trồng cây ăn quả. Mảnh đất này ở khá xa nên tôi muốn dựng một ngồi nhà ở trong đó để có thể trông cây ăn quả tránh bị trộm. Khi dựng nhà thì tôi chủ yếu ở trên đó, mọi người trong làng có nói là tôi không được xây nhà trên đất đó vì đó là mảnh đất để trồng cây. Tôi muốn hỏi luật sư là như vậy thì tôi có vi phạm không? Đất thổ canh thổ cư là gì? Phân biệt đất thổ cư thổ canh như thế nào? Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Đất thổ canh thổ cư là gì? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Đất thổ canh thổ cư là gì?
Theo Điều 13 Luật Đất đai thì đất thổ canh và thổ cư được phân biệt như sau:
- Đất thổ canh (đất nông nghiệp): Phục vụ cho mục đích canh tác, trồng trọt, chăn nuôi thủy hải sản, làm muối…
- Đất thổ cư (đất phi nông nghiệp): Chuyên dùng để xây nhà ở, các công trình, kiến trúc tôn giáo, nghĩa trang, công trình an ninh quốc phòng, công trình cộng đồng,…
Như vậy, đất thổ canh là đất nông nghiệp, còn đất thổ cư là đất phi nông nghiệp. Do đó, mục đích sử dụng và pháp lý của 02 loại đất này là khác nhau.
Đất thổ canh là gì?
Đất thổ canh thường được gọi với cái tên khác là đất nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật đây là loại đất chỉ được sử dụng cho việc sản xuất, nuôi trồng thuỷ hải sản, hoa màu, lương thực thực phẩm theo hình thức làm nông nghiệp.
Đất thổ canh hay thổ cư đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý cũng như trao quyền sử dụng đất cho nhân dân. Các hình thức mua bán đất muốn sang tên đổi chủ đều phải thông qua sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì mới hợp lệ.
Đất thổ canh được chia thành nhiều loại khác nhau như đất trồng hàng năm, đất lâu năm, đất rừng sản xuất, đất trồng rừng đặc dụng, đất trồng rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thuỷ hải sản, đất làm muối và đất làm nông nghiệp khác.
Thông thường đất thổ canh bán không được giá như đất thổ cư và khó bán. Chỉ phù hợp với người có nhu cầu đầu tư lâu dài hoặc mua đất để làm nông nghiệp.
Chỉ được sử dụng sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
Không được xây dựng nhà ở khi chưa đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng sang thổ cư.
Đất thổ canh phần lớn là ở vùng nông thôn, ở các vùng giáp ranh thành phố loại đất này dễ xin được phép lên đất thổ cư hơn ở tỉnh lẻ.
Đất thổ cư là gì?
Khái niệm đất thổ cư vẫn thường được sử dụng hàng ngày trong cách gọi truyền thống và cả các thông tin giao dịch đất đai, cũng như muốn biết điểm khác biệt giữa đất thổ cư và đất canh tác – đất thổ canh là gì. Tuy nhiên, ít người biết được BĐS thổ cư thực sự là gì, ký hiệu thế nào, quy chế pháp lý của loại đất này ra sao.
Đất thổ cư là cách gọi truyền thống để chỉ đất ở. Trên thực tế loại đất này trong quy định của pháp luật đất đai năm 2013 thì nó là nhóm đất thuộc đất phi nông nghiệp. Đất thổ cư này sẽ là đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn.
Đất thổ cư là loại đất được nhà nước công nhận trên giấy chứng nhận quyền sở hữu và được ký hiệu đất odt hoặc ont. Các loại đất thổ cư này có thể xây dựng nhà ở, các công trình gắn liền phục vụ cho đời sống. Đồng thời, nó bao gồm loại đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất được xây dựng theo quy định của pháp luật.
Đất ODT là gì, đất ONT là gì? Đây là ký hiệu đất theo quy định và thể hiện đây là đất thổ cư đất ở ở 2 khu vực khác nhau đó là đất ở đô thị (ODT) và đất ở nông thôn (ONT).
Đất thổ canh thổ cư có đặc điểm gì?
Quy định về đất thổ canh
Đất thổ canh thường có thời hạn sử dụng là 50 năm, khi hết thời hạn sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc được xem xét gia hạn tùy vào từng trường hợp được quy định cụ thể như sau:
Thời hạn sử dụng là 50 năm
Căn cứ khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp thuộc những trường hợp sau có thời hạn sử dụng đất là 50 năm: Đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản; đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
Khi hết thời hạn 50 năm, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn là 50 năm.
Thời hạn sử dụng không quá 50 năm
– Thời hạn Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê (không chắc chắn 100% sẽ được tiếp tục cho thuê).
– Thời hạn Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư đó hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
Quy định về đất thổ cư.
Đất ở đô thị (odt)
Đất thổ cư ở đô thị là loại đất dùng để xây nhà ở, xây dựng công trình đời sống thuộc khu dân cư đô thị. Loại đất này có các chính sách riêng khác trong pháp luật đất đai từ thuế, hạn mức sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng.
Đất ở nông thôn (ont)
Đất ở nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ở khu vực nông thôn với các loại đất sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở, công trình đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất ở khu vực nông thôn và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại khu vực đó của cơ quan có thẩm quyền. Loại đất này cũng có sự khác biệt so với đất ở đô thị theo hạn mức, thuế nhà đất, điều kiện xây dựng.
Nhìn chung, quy chế đất thổ cư hay đất ở thuộc khu vực đô thị hay nông thôn sẽ có sự khác biệt đảm bảo phù hợp với chính sách đất đai và phát triển của địa phương theo quy định của pháp luật.
Đất chưa lên thổ cư có xây nhà được không? Về cơ bản có thể hiểu rằng đất thổ cư là đất ở được sử dụng với mục đích xây nhà cửa, công trình phục vụ đời sống, sản xuất và kinh doanh. Nhưng không phải loại đất thổ cư nào cũng có thể xây nhà ở và các công trình khác. Tùy thuộc vào từng loại đất thổ cư được cấp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất ở, đất ao, vườn… mà có thể được xây dựng nhà ở hay không.
Thủ tục chuyển từ đất thổ canh sang đất thổ cư
Để có thể xây nhà trên đất thì đất sở hữu phải là đất ở được phép xây dựng theo quy hoạch. Do đó, trong nhiều trường hợp sử dụng đất không thuộc đất ở nếu muốn xây nhà sẽ cần phải chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại hình chuyển đổi sau:
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là đất ở
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải đóng thuế sang loại có đóng thuế
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở
Một số trường hợp không thuộc các nhóm chuyển đổi mục đích sử dụng trên thì để chuyển thành đất ở người sử dụng đất không cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất.
Do đó đối với đất thổ canh, đất vườn muốn chuyển sang đất thổ cư hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp khác sang đất ở có thể thực hiện theo thủ tục: Chuẩn bị hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp tới cơ quan quản lý đất đai địa phương cấp huyện.
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất ở bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào chính sách đất đai của địa phương và quy định của pháp luật để ra quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không. Thời hạn xử lý hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày. Đồng thời, nếu đất đủ điều kiện chuyển đổi thì người xin chuyển đổi sẽ cần phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính thuế, lệ phí… Nếu chưa có khả năng tài chính có thể xin nợ thuế khi chuyển đổi nhưng phải thuộc đối tượng theo pháp luật quy định.
Như vậy, có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất thổ canh, đất ao vườn sang đất thổ cư, đất ở theo các thủ tục trên và cơ quan nhà nước có thầm quyền sẽ giải quyết theo quy định và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Đất thổ canh thổ cư là gì”. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, download hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Theo Quy định, bất kì loại đất nào muốn xây nhà hoặc cấp sổ đỏ thì đều phải được sử dụng đúng mục đích. Trường hợp là loại đất thổ canh và người sử dụng muốn được cấp sổ đỏ thì phải làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng thành đất thổ cư và yêu cầu này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Chủ đất có thể đến UBND huyện để tìm hiểu về các kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện. Từ đó xác định xem ngay tại địa phương có đang được quy hoạch hay chưa.
Theo Quy định, bất kì loại đất nào muốn xây nhà hoặc cấp sổ đỏ thì đều phải được sử dụng đúng mục đích
Hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất thổ canh bao gồm:
Đơn xin chuyển đổi đất và tài sản gắn liền với đất theo mẫu
Mẫu đơn xin phép được chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đất và các tài sản gắn liền.
Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ xác minh hồ sơ. Sau đó tiến hành xác minh thực địa, đánh giá nhu cầu chuyển đổi. Và hướng dẫn chủ đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và trình UBND có thẩm quyền quyết định; chỉ đạo. Đồng thời cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính hiện có.
Điều kiện để được lên đất thổ cư
Theo khoản 1 Điều 168 thì đất được phép chuyển quyền sử dụng phải có điều kiện là có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Ngoài ra còn phải đảm bảo 4 điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013.
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Căn cứ tại Điều 52, Luật đất đai 2013 quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo đó, ngoài đủ điều kiện chuyển đổi mục đích đất thì còn phải căn cứ vào kết hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện tại nơi đó nữa.