Nhiều người thắc mắc không biết đất ruộng có sổ đỏ có được xây nhà không? Trường hợp chỉ có đất nông nghiệp nhưng muốn xây nhà ở thì phải làm sao? Hồ sơ thủ tục xây nhà trên đất đất ruộng năm 2022 như thế nào? Mức phạt khi xây nhà trên đất ruộng là bao nhiêu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn xây nhà trên đất ruộng hiện nay. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Đất ruộng là gì?
Đất ruộng là đất nông nghiệp trồng cây hằng năm hay còn được gọi là đất dùng để canh tác hay trồng trọt. Đây là loại đất được sử dụng với mục đích trồng trọt, sản xuất, chăn nuôi. Loại đất này được Nhà nước giao cho người dân để họ sử dụng chúng tạo sản phẩm nông nghiệp.
Đất ruộng có sổ đỏ có được xây nhà không?
Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, một trong những nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải thực hiện là sử dụng đất đúng mục đích.
Ví dụ: Đất ở có mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở, đất trồng cây hàng năm có mục đích để trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm có mục đích để trồng cây lâu năm,…
Như vậy, dù cho đất ruộng có sổ đỏ thì người dân cũng không được xây nhà ở trên đất ruộng vì như vậy là trái mục đích sử dụng đất, chỉ được xây dựng nhà ở trên đất ở.
Làm thế nào để xây nhà trên đất ruộng?
Như đã đề cập ở trên, người dân không được phép xây nhà ở trên đất ruộng. Trường hợp người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp và muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất này thì trước tiên phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trong trường hợp này, muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì người dân phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, để thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất để được giải quyết. Trường hợp địa phương có tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa.
Thủ tục xây nhà trên đất đất ruộng năm 2022
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
1. Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Bước 2. Nộp hồ sơ
Cách 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Cách 2: Nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ
– Nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.
– Nếu hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.
Bước 4. Giải quyết yêu cầu
Giai đoạn này thì người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế.
Bước 5. Trả kết quả
* Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Mức phạt khi xây nhà trên đất ruộng
Theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi người sử dụng đất xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Hình thức xử lý và mức phạt như sau:
TT | Diện tích chuyển trái phép | Mức phạt | |
Khu vực nông thôn | Khu vực đô thị | ||
I | Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở) | ||
1 | Dưới 0,01 héc ta (100m2) | Từ 03 – 05 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn |
2 | Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta | Từ 05 – 10 triệu đồng | |
3 | Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | Từ 10 – 15 triệu đồng | |
4 | Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | Từ 15 – 30 triệu đồng | |
5 | Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | Từ 30 – 50 triệu đồng | |
6 | Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 50 – 80 triệu đồng | |
7 | Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | Từ 80 – 120 triệu đồng | |
8 | Từ 03 héc ta trở lên | Từ 120 – 250 triệu đồng | |
II | Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở) | ||
1 | Dưới 0,02 héc ta (200m2) | Từ 03 – 05 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn |
2 | Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | Từ 05 – 08 triệu đồng | |
3 | Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | Từ 08 – 15 triệu đồng | |
4 | Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | Từ 15 – 30 triệu đồng | |
5 | Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 30 – 50 triệu đồng | |
6 | Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | Từ 50 – 100 triệu đồng | |
7 | Từ 03 héc ta trở lên | Từ 100 – 200 triệu đồng |
Lưu ý:
– Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi.
– Ngoài việc bị phạt tiền thì người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (buộc tháo dỡ nhà ở), trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Đất ruộng có sổ đỏ có được xây nhà không”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, ử dụng đất không đúng mục đích (xây nhà trên đất nông nghiệp) và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm sẽ bị thu hồi đất theo điểm a Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.
Khi đó, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi sẽ không được bồi thường về đất. Đối với tài sản là nhà gắn liền trên đất, do nhà được xây trái phép nên theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai, người sử dụng đất cũng sẽ không được bồi thường.
Xây nhà ở trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép chuyển mục đích sử dụng đất là vi phạm quy định của pháp luật. Khi đó, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Tùy vào loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm…), diện tích vi phạm, khu vực có đất (thành thị hay nông thôn) và đối tượng thực hiện hành vi vi phạm (là tổ chức hay cá nhân) mà mức phạt có thể dao động từ hai triệu đồng đến một tỷ đồng.
Trường hợp người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp và muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất này thì trước tiên phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.