Đất nông nghiệp có được đào ao không?

02/12/2022 | 13:46 464 lượt xem Thủy Thanh

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì nhóm đất nông nghiệp được chia thành nhiều loại đất như: đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối… Trong đó, đất được sử dụng để đào ao nuôi trồng thủy sản cũng thuộc nhóm đất nông nghiệp, nhưng không phải vì vậy mà loại đất nông nghiệp nào cũng được phép đào ao để nuôi trồng thủy sản. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề ” Đất nông nghiệp có được đào ao không” và khi muốn đào ao trên các loại đất nông nghiệp khác thì phải làm thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, bố mẹ tôi có một mảnh đất hơn 2ha đang dùng để trông lúa và trồng cây ăn quả, bây giờ thấy các hộ gia đình khác nuôi cá ba sa có lời nên bố tôi đang muốn đào một cái ao để nuôi cá trên mảnh đất đó thì có được phép không ạ?. Luật sư cho tôi hỏi là các loại đất nông nghiệp khác có được đào ao không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Đất nông nghiệp là gì?

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia thành 03 nhóm:

– Nhóm đất nông nghiệp.

– Nhóm đất phi nông nghiệp.

– Nhóm đất chưa sử dụng.

Trong đó, đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng với mục đích nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi hoặc sử dụng với mục đích nông nghiệp khác như làm đất ươm cây giống, trồng hoa, cây cảnh… Đất nông nghiệp là loại đất vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu các loại đất ở nước ta hiện nay.

Theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm:

+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;

+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Đất nông nghiệp có được đào ao không?

Trong pháp luật đất đai thì loại đất được sử dụng để nuôi cá, tôm,… được gọi chung là đất nuôi trồng thủy sản. Theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

Như vậy, nhóm đất nông nghiệp gồm nhiều loại đất khác nhau, trong đó bao gồm cả loại đất nuôi trồng thủy sản (đất ao để nuôi tôm, cá,…).

Đào ao để nuôi trồng thủy sản trên các loại đất nông nghiệp không phải đất nuôi trồng thủy sản là hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất nông nghiệp không phải đất nuôi trồng thủy sản sang đất nuôi trồng thủy sản.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”

Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cho phép chuyển đất không phải để nuôi trồng thủy sản sang đất nuôi trồng thủy sản, làm ao thả cá hay không dựa trên các căn cứ quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2013

“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.

Do đó, trường hợp có nhu cầu chuyển có mục đích sử dụng khác sang làm ao thả cá và việc chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì sẽ được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Khi muốn đào ao, nuôi cá trên đất không phải mục đích để nuôi trồng thủy sản phải chuyển mục đích sử dụng đất. 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gồm:

– Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản.

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.

Đất nông nghiệp có được đào ao không
Đất nông nghiệp có được đào ao không

Tự ý đào ao trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Nếu người dân tự ý đào ao trên đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác để nuôi trồng thủy sản mà chưa được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Mức xử phạt hành vi tự ý đào ao trên đất nông nghiệp

Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 ha.

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha.

– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 ha đến dưới 1 ha.

– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 1 ha đến dưới 3 ha.

– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 70 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 ha trở lên.

Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 ha.

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 ha đến dưới 1 ha.

– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 1 ha đến dưới 3 ha.

– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 ha trở lên.

Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Làm thế nào để được đào ao trên đất nông nghiệp?

Khi muốn đào ao, nuôi cá trên đất không phải mục đích để nuôi trồng thủy sản phải chuyển mục đích sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Như vậy nếu từ các loại đất khác muốn chuyển đổi mục đích sang đất ao cần phải có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Bản sao giấy CMTND, SHK…

Bước hai, Nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền

Theo Điều 59 Luật đất đai 2013, thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất do:

– UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định.

– UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ và trả kết quả:

Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như sau:

– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết;

– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện sau khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định; trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì trả kết quả sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất; trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì trả kết quả sau khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định được miễn nghĩa vụ tài chính;

– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.

 Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Về tiền chuyển mục đích sử dụng đất:

Như vậy khi được nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bạn phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 1 Nghị định 45/2014/NĐ-CP:

Bước 4: Người yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhận kết quả.

Thời gian quy định  thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật Đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Đất nông nghiệp có được đào ao không hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề chia thừa kế đất hộ gia đình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline: 0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có được chuyển đất nông nghiệp sang đất ở không?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất ở phải xin phép UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Mặc dù có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không phải khi nào cũng được chuyển, vì UBND cấp huyện chỉ đồng ý chuyển khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phép chuyển. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định rõ tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 như sau:
“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất ở nếu có quyết định “cho phép chuyển mục đích sử dụng đất” của UBND cấp huyện nơi có đất.

Hạn mức giao đất nông nghiệp là bao nhiêu?

– Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
+ Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
+ Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
– Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng sản xuất.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
– Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 129 Luật Đất đai 2013.