Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?

20/08/2022 | 10:05 360 lượt xem Thanh Loan

Đất đang tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không? Nhiều trường hợp các công ty có một số căn nhà, công trình xây dựng muốn đưa vào hoạt động kinh doanh của công ty nhưng nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất này đang có tranh chấp thì có được hay không? Hãy cùng Tư vấn Luật đất đai tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Kinh doanh bất động sản 2014

Đất đang có tranh chấp là gì?

Pháp luật đất đai hiện nay không quy định đất đang tranh chấp mà chỉ định nghĩa tại Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013. “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai’’.

Những trường hợp tranh chấp đất đai rất đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Có thể sẽ là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất; hay tranh chấp liên quan đến mục đích sử dụng đất, địa giới hành chính,…

Đất có tranh chấp là loại đất có tranh chấp giữa người sử dụng hợp pháp thửa đất đó với người khác, tổ chức, nhà nước hoặc giữa những người sử dụng chung thửa đất đó. , mục đích sử dụng đất hoặc các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất… Đất tranh chấp còn có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân mà chưa xác định được ai là chủ sử dụng đất hợp pháp.

Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh sau:

1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Vì vậy đất đang có tranh chấp sẽ không được đưa vào kinh doanh.

Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không
Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không

Đất đang thế chấp có được đưa vào kinh doanh bất động sản hay không?

Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản 2014 có quy định:

Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Theo quy định trên thì không hạn chế hay cấm việc đất đang thế chấp không được đưa vào kinh doanh bất động sản. Do đó, vẫn có thể thực hiện hoạt động này đối với đất đang thế chấp.

Đất đang tranh chấp có được sử dụng không?

Căn cứ theo quy định tại Luật Đất đai 2013 về quyền của người sử dụng đất như sau:

“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Khi đất đang có những tranh chấp xảy ra và chưa có kết luận cuối cùng của Tòa án bằng bản án mà bạn có giấy tờ hợp pháp để chứng minh quyền sở hữu của mình với mảnh đất này thì bạn sẽ có quyền để tiếp tục sử dụng và hoạt động, khai thác công dụng của mảnh đất đó cho đến khi Tòa án ra phán quyết và phán quyết đó có hiệu lực. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thủ tục sang tên nhà đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dung đất, tách thửa đất, xin cấp phép xây dựng;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đất đang xảy ra tranh chấp có được xây dựng không?

Trong trường hợp đất có tranh chấp và đã có đơn khởi kiện gửi đến Tòa án, đang trong quá trình thụ lý giải quyết mà một bên có ý định tiến hành xây dựng trên đất, bên còn lại có để yêu cầu Tòa án áp dụng “biện pháp khẩn cấp tạm thời” theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”
Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, vì đất đang tranh chấp và đang trong quá trình giải quyết, chưa có căn cứ xác định rõ ràng ai là chủ sở hữu đất, việc xây dựng trên đất sẽ không được chính quyền cho phép.

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với đất đang tranh chấp?

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Đất đang có tranh chấp được cấp Sổ đỏ hay không?

các trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Sổ đỏ được quy định tại khoản 11, Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT (bổ sung Điều 11a Thông tư 24/2014/TT-BTNMT) như sau:
“Điều 11a. Từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Việc từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:
a) Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ;
b) Hồ sơ không có đủ thành phần để thực hiện thủ tục theo quy định;
c) Nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất và hợp lệ theo quy định của pháp luật;