Đất có sổ hồng có bị tranh chấp không theo quy định?

22/09/2022 | 11:41 533 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, đất của tôi hợp pháp và có sổ hồng đúng theo quy định. Tuy nhiên hàng xóm của tôi dạo này cứ kiếm chuyện để lấn đất của tôi. Tôi cũng đã nhiều lần yêu cầu họ đứng ra nói chuyện để giải quyết nhưng họ lai không chịu. Đất có sổ hồng có bị tranh chấp không theo quy định? Tôi có thể khởi kiện ra yêu cầu Tòa án giải quyết không? Tranh chấp đất đai hiện nay được quy định như thế nào? Có bắt buộc phải đo đạc khi có tranh chấp không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo điều 3 luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đất có sổ hồng có bị tranh chấp không theo quy định?
Đất có sổ hồng có bị tranh chấp không theo quy định?

Đất có sổ hồng có bị tranh chấp không theo quy định?

Điều 203 Luật đất đai quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với đất đai có các giấy chứng nhận tại điều 100 của luật này (bao gồm sổ đỏ). Như vậy, pháp luật đã thừa nhận có các tranh chấp đất có sổ đỏ.

Trên thực tế có rất nhiều vụ tranh chấp đất có sổ đỏ, ví dụ như A và B là hàng xóm, A cho rằng diện tích đất trong sổ đỏ nhà B là không chính xác và đã “lấn” sang phần đất mà ông bà để lại cho mình.

Vì vậy, đất có sổ hồng vẫn có thể rơi vào quan hệ tranh chấp.

Giấy chứng nhận có phải là tài sản?

Điều 105 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Điều 115 BLDS 2015 quy định về quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, theo các quy định nêu trên, Giấy chứng nhận không phải là tài sản.

Tòa án có thụ lý giải quyết yêu cầu kiện đòi Giấy chứng nhận không?

Tranh chấp yêu cầu đòi lại Giấy chứng nhận chưa được quy định cụ thể là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, có thể thấy việc chiếm giữ các giấy tờ nêu trên là hành vi cản trở chủ sử dụng đất, chủ sở hữu thực hiện quyền dân sự của mình.
Vấn đề đặt ra là trường hợp đương sự khởi kiện đòi lại Giấy chứng nhận bị người khác chiếm giữ thì Tòa án có thụ lý giải quyết không?

Về vấn đề này, hiện nay có các ý kiến khác nhau như sau:

Quan điểm thứ nhất: Tòa án phải thụ lý giải quyết

Những người theo quan điểm này lập luận rằng:
– Khoản 2 Điều 14 BLDS 2015 quy định: “2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”.
Khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015 quy định:
“2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật Dân sự và Bộ luật này quy định”.

Như vậy, cả BLDS 2015 và BLTTDS 2015 đều quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 14 BLDS 2015 cũng quy định: “Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài”.
Do vậy, nếu chủ sử dụng đất, chủ sở hữu khởi kiện đòi lại Giấy chứng nhận thì Tòa án phải thụ lý, giải quyết.

Quan điểm thứ hai: Tòa án không thụ lý giải quyết

Những người theo quan điểm này lập luận rằng:
– Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, theo quy định tại khoản 1 Điều 105 và Điều 115 BLDS 2015 về tài sản và quyền tài sản và như đã phân tích ở trên thì Giấy chứng nhận không phải là tài sản hay quyền tài sản, nó chỉ là chứng thư pháp lý thể hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất. Do đó, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy, đương sự không có quyền khởi kiện tại Tòa án. Đồng thời, vấn đề này cũng đã được hướng dẫn tại Mục 3 Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản[1].

Những người theo quan điểm này cũng cho rằng: Người bị chiếm giữ Giấy chứng nhận có thể yêu cầu cơ quan chức năng (cơ quan công an) giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho mình. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì họ có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật.

Do còn có các quan điểm khác nhau như trên nên trong thực tiễn có Tòa án thụ lý giải quyết[2], có Tòa án không thụ lý giải quyết; có Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết[3] chấp nhận yêu cầu đòi Giấy chứng nhận nhưng khi bản án bị kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án[4].

Sổ đỏ có cần đổi sang Sổ hồng không?

Như đã nói trên, Sổ đỏ hay Sổ hồng đều là một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đều được pháp luật thừa nhận, có giá trị ngang nhau. Do vậy bạn không cần phải đổi từ Sổ đỏ sang Sổ hồng trừ khi bạn có nhu cầu.

Các trường hợp được đổi sổ đỏ sang hồng được quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định. Chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai sau:

  • Người sử dụng đất có nhu cầu đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009.
  • Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
  • Trường hợp thực hiện thủ tục dồn đất, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích. Hoặc kích thước đất.
  • Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với tài sản chung của vợ và chồng. Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng. Nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Đất có sổ hồng có bị tranh chấp không theo quy định?
Đất có sổ hồng có bị tranh chấp không theo quy định?

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Đất có sổ hồng có bị tranh chấp không theo quy định?. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, chia nhà ở khi ly hôn , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai; bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; mẫu hợp đồng cho thuê nhà đất…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

 Đặc điểm cần biết của sổ hồng như thế nào?

Có những đặc điểm sau đây của sổ hồng bạn cần nắm rõ để tránh bị mất quyền lợi và xảy ra tranh chấp không đáng có:
– Phải tránh những hành vi vi phạm về luật đất đai. Nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng và có khả năng bị thu hồi quyền sở hữu.
– Sổ hồng không có giá trị vĩnh viễn, chỉ được sở hữu lâu dài mà thôi. Thời gian sẽ được quy định rõ tùy vào tính chất nhà ở hay đất đai mà bạn sở hữu. Ví dụ khi mua nhà chung cư bạn chỉ được sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định, sau thời gian đó phải trả lại chứ không thể lại cho con cháu sinh sống như nhà phố.
– Sổ hồng có thể thế chấp để vay trả góp ngân hàng hay vay ở các công ty tài chính được.

Sổ hồng và sổ đỏ thì sổ nào có giá trị hơn?

Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đều được cấp theo quy định pháp luật. Theo bộ Luật về Đất đai, pháp luật về nhà ở và pháp luật xây dựng trước ngày 10/12/2009.  Toàn bộ giấy tờ này vẫn có giá trị pháp lý, không phải đổi sang giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất cùng các tài sản gắn liền với đất.”
Sổ hồng, sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu đất đai nhà ở cùng tài sản khác gắn liền với đất có giá trị pháp lý bằng nhau

Lệ phí cấp sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu tiền?

Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC, lệ phí cấp sổ đỏ là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cũng theo điều 3 của Thông tư trên, lệ phí cấp sổ đỏ thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Tại TPHCM, lệ phí cấp sổ đỏ dao động từ 25.000 đồng – 100.000 đồng nếu cá nhân, hộ gia đình xin Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất; từ 100.000 đồng – 500.000 đồng nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.