Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào?

19/07/2023 | 16:46 43 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về các cơ quan quản lý nhà nước như thế nào? Hôm trước tôi có đọc báo thấy nói về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc quản lý trật tự xã hội. Đặc biệt là việc xử phạt hành chính đối với người có hành vi sai phạm. Không biết theo quy định hiện nay thì cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào? Có phải tất cả cơ quan nhà nước đều được xử phạt hành chính hay không? Ủy ban nhân dân có phải là một cơ quan quản lý nhà nước không? Mong được Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Về vấn đề trên, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước

Để một quốc gia có thể vững mạnh và phát triển không thể xem nhẹ tầm quan trọng của các cơ quan nhà nước. Vậy chúng ta cần hiểu cơ quan quản lý nhà nước. Khái niệm cơ quan nhà nước được quy định như sau:

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đất nước của dân do dân vì dân. Cơ quan quản lý có ý nghĩa trong việc quản lý, làm chủ đất nước của người dân.

Cơ quan nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở, các cơ quan này được thiết lâp nhằm thực thi và kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Tuỳ thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay măt nhà nước điều hành xã hôi trên pham vi lãnh thổ, ngành, lĩnh vuực theo thẩm quyền luật định. Các quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản của cơ quan có chức năng quản lý nahf nước là: ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do luật định; tổ chức, hướng dẫn thưc hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vưc thuộc thẩm quyền quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác của cấp dưới; xử phạt hành chính theo thẩm quyền quản lý.

Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào?

Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam hiện nay gồm có chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp từ tỉnh đến xã. Cụ thể Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào? Các cơ quan này hiện nay được quy định như sau:

Tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, tĩnh chất mà các cơ quan nhà nước có nhiều cách phân loại khác nhau.

– Căn cứ vào cấp quản lý: Dựa vào cấp quản lý mà cơ quan nhà nước được chia thành 02 cấp là trung ương và địa phương. Theo đó, Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lý nhà nước trung ương. Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương.

– Căn cứ vào chức năng quản lý: Dựa vào chức năng quản lý, có thể phân chia thành các cơ quan quản lí nhà nước theo ngàng, lĩnh vuực và cơ quan quản lý nhà nước theo lãnh thổ.

Theo đó, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp đươc gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ. Các Bộ, cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo ngàng hoặc theo lĩnh vực.

Các cơ quan quản lý theo lãnh thổ có thể xem là bộ não trong hệ thống quản lý, xe, xét, điều chỉnh mọi hành vi trong phạm vi quản lý của mình. Các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực có nhiệm vu hỗ trợ cơ quan quản lý theo lãnh thổ thưc hiện nhiệm vụ quản lý của mình.

Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng,a n ninh và đối ngoại của nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp có chức năng quản lí nhà nước trên phạm vi lãnh thổ địa phương, tổ chức điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương trên cơ sở chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Đặc điểm quản lý nhà nước hiện nay là gì?

Hoạt động quản lý nhà nước hiện nay có những đặc điểm riêng không giống với những cơ quan khác. Hãy tìm hiểu đặc điểm quản lý nhà nước hiện nay sẽ có những điều lưu ý sau đây:

Là hoạt động được thực hiện bởi nhà nước và có tính chất quyền lực

Tính quyền lực nhà nước được thể hiện qua việc các chủ thể có thẩm quyền sử dụng quyền lực của nhà nước để ban hành các văn bản nhằm triển khai hoạt động quản lý nhà nước.

Quá trình quản lý này được thể hiện thông qua việc cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các cấp thấp hơn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động của nhà nước.

Quản lý nhà nước là hoạt động có tính chất tổ chức – điều phối

Tổ chức có nghĩa là việc thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người nhằm đạt được mục đích trong việc quản lý xã hội. Tính điều chỉnh ở đây hiểu là nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật để áp đặt đối tượng bị quản lý phải tuân thủ các quy định pháp luật.

Quản lý nhà nước là hoạt động có tính chất chấp hành – điều hành

Việc chấp hành và điều hành kết hợp nhuần nhuyễn với nhau đã tạo ra một chỉnh thể nhất quán và hiệu quả trong việc quản lý nhà nước.

Tính chấp hành ở đây thể hiện trong việc đảm bảo thực hiện các văn bản mà các cơ quan nhà nước ban hành. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hoạt động quản lý nhà nước đều phải tuân thủ trên cơ sở pháp luật.

Tính điều hành ở đây thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức đồng thời thực hiện pháp luật vào đời sống xã hội. Quá trình này đòi hỏi các chủ thể không chỉ tự thực hiện pháp luật mà còn nhận thêm chức năng chỉ đạo hoạt động đối với các đơn vị có liên quan.

Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất liên tục

Quản lý nhà nước là một hoạt động có mối liên hệ nhất quán và khăng khít từ trung ương tới địa phương. Tập trung dân chủ được xem là nguyên tắc chính trong hoạt động quản lý nhà nước.

Điều này có nghĩa là cơ quan cấp thấp hơn sẽ thuộc quyền chỉ đạo và kiểm tra của các cấp cao hơn; Song song với đó, cấp trên sẽ lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các cấp dưới.

Để đáp ứng sự thay đổi liên tục trong đời sống xã hội, quản lý nhà nước phải mang tính chất liên tục, kịp thời và linh hoạt. Việc quản lý theo một thể thống nhất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trì tính pháp chế ở hoạt động hành pháp.

Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào?

 Chức năng của cơ quan quản lý nhà nước hiện nay như thế nào?

Để biết được các cơ quan này hoạt động như thế nào, chúng ta cũng cần biết đến việc phân chia chức năng cửa cơ quan quản lý nhà nước. Những chức năng chính của Chính phủ cũng như Bộ và cơ quan ngang bộ được quy định:

Chính phủ: Cơ quan có chức năng hành pháp và là cơ quan đứng đầu trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống trong phạm vi cả nướv. Theo điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành cho quốc hội. Chính phủ chiu trách nhiêm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội. Chính phủ có vao trò đưa pháp luật vào đời sống, tổ chức thực hiện pháp luât cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Tuy là một đạo luật chung, nhưng Hiến pháp cũng đóng vai trò là các quy tắc xử sự chung và để cho nó có thể hoạt động, áp dụng hiệu quả trong thực tế thì cần được cụ thể hoá bằng các văn bản dưới luật. Tất cả chúng ta đều sinh sống và làm việc theo pháp luật nên Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước thực hiên nhiệm vu duy trì và phát huy sự tồn tại cao nhất của pháp luật. Bên cạnh đó, Chính phủ có vai trò trong việc kiểm tra, thanh tra nhằm đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, giúp đảm bảo hoạt đông quản lý hành chính nhà nước được đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật tránh những hoạt động tiêu cực xảy ra.

Bộ và cơ quan ngang Bộ: Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Thứ nhất là ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện các văn bản đối với tất cả các ngành, địa phương và cơ sở; chỉ đạo, phối hợp với uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ; chuẩn bị đề án trình Chính phủ; phối hợp ban hành thông tư liên tịchchỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các vấn đề thuọc chức năng quản lý nhà nước. Thứ hai là hướng dẫn kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ; đình chỉ thi hành các văn bản có nội dung trái pháp luật với các văn bản thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý do các bộ hoặc địa phương ban hành. Các hoạt động này nhằm giúp Bộ và cơ quan ngang Bộ phát huy tối đa chức năng của mình cụ thể là kiểm tra, giám sát.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu đơn xin tách sổ đỏ cho con…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc chính trị xã hội trong quản lý nhà nước thế nào?

Đảng lãnh đạo trong quản lý nhà nước
Nhân dân có quyền tham gia vào quá trình quản lý nhà nước
Tập trung dân chủ
Bình đẳng giữa các dân tộc
Pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật trong quản lý nhà nước như thế nào?

Quản lý theo lãnh thổ kết hợp quản lý theo ngành
Quản lý theo chức năng kết hợp quản lý theo ngành
Phân định chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật với quản lý sản xuất kinh doanh

Nội dung quản lý nhà nước theo ngành bao gồm những gì?

Xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật phát triển ngành.
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển ngành.
Đảm bảo vị trí của ngành trong cơ cấu kinh tế quốc gia.
Quản lý các mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị kinh tế trong ngành với ngân sách nhà nước.
Thống nhất tiêu chuẩn hóa, quy cách và chất lượng sản phẩm trong ngành.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành và bảo hộ sản xuất nội địa khi cần thiết.
Áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý trong các đơn vị của ngành.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với việc vi phạm của các tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành.