Có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không?

23/11/2022 | 09:35 25 lượt xem Thủy Thanh

Các vấn đề liên quan đến sổ đỏ ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đều được rất nhiều người dân quan tâm hiện nay. Sổ đỏ hay sổ hồng về cơ bản là tên gọi dựa theo màu sắc của sổ và nhiều người dân hiện nay vẫn chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về sổ đỏ và sổ hồng, cũng như chưa phân biệt được sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào. Để biết thêm thông tin chi tiết về sổ đỏ và sổ hồng, mời các bạn tham khảo bài viết ” Có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không” dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, mảnh đất mà gia đình tôi đang canh tác và sử dụng đã được cấp sổ đỏ từ năm 2005, tôi thấy hiện nay có rất nhiều người đều làm thủ tục đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng, luật sư có tôi hỏi là có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không ạ?. Nếu tôi muốn đổi sổ đỏ sang sổ hổng thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì và thực hiện thủ tục ra sao ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Quy định về sổ đỏ và sổ hồng

Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất dựa theo màu sắc. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có tên gọi pháp lý khác nhau:

Sổ đỏ, sổ hồng thường được gọi theo màu sắc của loại giấy tờ này và theo mốc thời gian ngày 10/12/2009 (ngày mà Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực).

Theo đó, tên chính xác của loại chứng thư pháp lý này là:

– Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ, được cấp theo quy định của Bộ tài nguyên và Môi trường, thường dễ nhìn thấy đối với trường hợp được cấp vào những năm 90 cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cấp trước ngày 10/12/2009);

– Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bìa màu hồng, loại giấy tờ này được cấp theo quy định của Bộ Xây dựng, thường hay được nhìn thấy vào những năm 2000, cho người sử dụng đất ở khu vực đô thị hoặc khu chung cư, hay còn có tên là sổ dòng kẻ, cấp trước ngày 10/12/2009);

– Hoặc là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (màu hồng cánh sen, được cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, được sử dụng thống nhất để cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản trên đất). Đây là mẫu được sử dụng từ 10/12/2009 đến nay.

Có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không?

Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”

Ngoài ra, theo điềm a khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì:

“Điều 76. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

“a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng”.

Như vậy, Luật Đất đai không bắt buộc người dân đổi từ sổ đỏ và sổ hồng cũ sang Sổ hồng mới. Việc đổi này được thực hiện nếu như người dân có nhu cầu đổi theo quy định tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không
Có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không

Thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng

Để tiến hành thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng, bạn cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, thành phần hồ sơ đề nghị chuyển đổi sổ đỏ sang sổ hồng gồm

  • Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK;
  • Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.

Riêng với trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì phải có bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc.

Người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định, sau đó tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:

+, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai);

+, Với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa;

+, Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (UBND xã, phường, thị trấn).

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc

– Nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận. Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị (mẫu 10/ĐK) về lý do cấp đổi sổ đỏ;

– Lập hồ sơ theo quy định, trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; 

– Trả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp theo thời hạn được quy định/ghi trên phiếu hẹn trả hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Lưu ý: Trường hợp cấp đổi sổ đỏ sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. Lúc này, văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc cụ thể bao gồm:

Một là, thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

Hai là, xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký cấp đổi;

Ba là, trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi được tiến hành đồng thời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng. Đồng thời, việc trao trả Giấy chứng nhận này phải tuân thủ đồng thời các điều kiện sau:

+ Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận mới (sau khi cấp đổi) từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp;

+ Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

Thông thường, phía ngân hàng/tổ chức tín dụng khác muốn đảm bảo hạn chế rủi ro thì sẽ đề nghị khách hàng (người sử dụng đất đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận) ủy quyền cho ngân hàng thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định.

Bước 3: Người sử dụng đất nhận kết quả

Người sử dụng đất nhận kết quả là Giấy chứng nhận được cấp mới theo quy định pháp luật hiện hành sau khi đã đóng nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định.

Lệ phí cấp đổi:

– Căn cứ: Khoản 5 Điều 3 Thông tư 250/2016/TT-BTC quy định: Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

– Mức thu từng tỉnh khác nhau (thông thường là từ 25 – 50 nghìn đồng đối với hộ gia đình cá nhân).

Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?

Sổ hồng và sổ đỏ có một số điểm khác biệt sau:

STTTiêu chí so sánh Sổ hồng Sổ đỏ
1Ý NghĩaSổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được cung cấp cho chủ sở hữu theo quy định (Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị):–          Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”;–          Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” (theo Điều 11 luật nhà ở 2005)Sổ đỏ là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003)
2Cơ quan ban hànhBộ Xây dựng ban hànhBộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
3Đặc điểm nhận diện (hình thức bên ngoài)Có màu hồng, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”Bìa ngoài sổ đỏ có màu đỏ, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”

Thông tin liên hệ

Vấn đề Có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật Đất đai.com luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là muốn tham khảo về phí tách sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian đổi sổ đỏ sang sổ hồng là bao lâu?

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời gian cấp đổi sổ đỏ được quy định như sau:
– Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
– Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ thì không quá 50 ngày.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Khi nào được cấp đổi từ Sổ đỏ sang Sổ hồng?

Người sử dụng đất đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng trong các trường hợp như:
Người sử dụng đất có nhu cầu đổi:
+, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (bìa màu hồng);
+, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc
+, Các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009, gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ);
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bìa màu đỏ).
– Các loại giấy chứng nhận trên đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
– Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất.
– Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Sổ đỏ hay Sổ hồng có giá trị hơn?

Sổ đỏ hay Sổ hồng đều là Giấy chứng nhận về nhà đất nên giá trị của nó cần được xem xét dưới 02 góc độ khác nhau:
– Giá trị pháp lý: Sổ đỏ, Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
– Giá trị thực tế: Không phân biệt được vì phụ thuộc vào giá trị tài sản được chứng nhận.