Có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không?

26/06/2022 | 11:21 11 lượt xem Thu Trang

Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất; trong nhiều trường hợp khi cần nguồn vốn; cần vay tiền;… thì đây chính là một biện pháp “cứu cánh”. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là thế chấp quyền sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện gì? Có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không?… Tất cả sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

Thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Biện pháp này được quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“ Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Luật đất đai tuy không có quy định rõ khái niệm quyền sử dụng đất ; nhưng ta có thể hiểu như sau: người sử dụng đất được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất; được phép chuyển nhượng; cho thuê; thế chấp;… quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích được giao tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước.

Nư vậy; ta có thể hiểu thế chấp quyền sử dụng đất là việc bên có nghĩa vụ dùng quyền sử dụng đất của mình (thông qua chứng thư pháp lý là sổ đỏ) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất

Loại đất được thế chấp: Theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai, hộ gia đình; cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng:

  • Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
  • Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
  • Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Thời điểm được thế chấp: Thời điểm người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất là sau khi:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
  • Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; thì người sử dụng đất được thực hiện thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
  • Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất.

Như vậy; để thế chấp quyền sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện về loại đất và thời điểm được thế chấp quyền sử dụng đất.

Có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không?

Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký; hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Các trường hợp đăng ký

1, Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Như vậy, theo quy định trên; đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất nếu tài sản đó đã được chứng nhận là bắt buộc. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

Có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không
Có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không?

Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; quy định người yêu cầu đăng ký chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gồm các giấy tờ sau:

+ Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

+ Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng; chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

+ Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài ra; trong trường hợp ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện đăng ký; cần có văn bản ủy quyền trong (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). Hoặc giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; tại văn phòng đăng ký đất đai. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu; có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Phương thức nộp hồ sơ: Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp trực tiếp;
  • Qua đường bưu điện;
  • Qua thư điện tử; (trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm).

Bước 3: Nhận kết quả

Nếu văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ trước 15 giờ; phải trả kết quả ngay trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ; thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ; không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa; thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.

Trường hợp cơ quan nhà nước có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định; thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối; trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ; thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu, tư vấn luật đất đai …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định bao gồm:
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
– Thế chấp tàu biển.

Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi chủ sở hữu không đồng ý?

Khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ; vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp thì tài sản thế chấp có thể bị xử lý; trường hợp các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng thế chấp tài sản; thì ngân hàng có quyền được bán tài sản thế chấp mà không cần có sự đồng ý của bên thế chấp tài sản.