Quy định chuyển nhượng đất rừng phòng hộ

16/09/2022 | 14:37 99 lượt xem Thủy Thanh

Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, chống sói mòn, sạt lở, lũ quét… bởi vậy nên để nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, nước ta đã đặt ra các quy định cụ thể về vấn đe này. Vậy pháp luật quy định như thế nào về đất rừng phòng hộ?, pháp luật đất đai hiện hành có cho phép “Chuyển nhượng đất rừng phòng hộ” hay không?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, đất rừng phòng hộ có thể bán không ạ?. Nếu bán đất rừng phòng hộ thì có bị coi là vi phạm pháp luật không ạ?.

Cam rơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Đất rừng phòng hộ là gì?

Theo Luật Lâm nghiệp 2017 tại Điều 5 về việc phân loại rừng, trong đó đã ghi rõ khái niệm đất rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.

Theo như từ điển Luật học thì việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ được định nghĩa là việc thay đổi mục đích sử dụng đất. Việc chuyển đổi chịu sự điều chỉnh của các quy định của pháp luật về điều kiện, đối tượng, thẩm quyền và hạn mức,…

Mặt khác, rừng phòng hộ còn giúp bảo vệ con người, môi trường, điều hòa khí hậu. Việc đảm bảo quốc phòng an ninh tại rừng phòng hộ cũng rất quan trọng. Ngoài ra, rừng phòng hộ còn phục vụ du lịch, tham quan khám phá thiên nhiên hoang dã. Như vậy, rừng phòng hộ cần được bảo tồn, duy trì để phục vụ nhu cầu, an toàn cuộc sống loài người.

Đất rừng phòng hộ là loại đất rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.

Đất rừng phòng hộ được quy định cụ thể về các loại đất rừng phòng hộ, nhà nước giao và quản lý bảo về và phát triển rừng và các nội dung khác liên quan như sau:

1.  Đất rừng phòng hộ bao gồm:

a)  Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;

b)  Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

c)  Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

d)  Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Quy định chuyển nhượng đất rừng phòng hộ

Theo các quy định hiện hành của Luật Đất đai 2013, cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bắt buộc phải đáp ứng đủ 4 điều kiện tại điều 188 của luật này. Theo đó, cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp, không bị kê biên thi hành án và vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất.

Do đó, trước hết, cá nhân, hộ gia đình có ý định chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ thì mảnh đất đó cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, quyền sử dụng đất rừng phòng hộ và đối tượng nhận chuyển nhượng không thuộc các trường hợp cấm theo quy định tại điều 191 Luật Đất đai 2013.

Như vậy, điều kiện thứ hai để chuyển nhượng đất rừng phòng hộ, cần phải đáp ứng về đối tượng và phạm vi nhận chuyển nhượng. Theo đó:

+, Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ trừ trường hợp theo sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+, Cá nhân, hộ gia đình nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ phải sinh sống trong cùng khu vực có rừng phòng hộ đó.

Đất rừng phòng hộ là một trong các đối tượng đặc biệt, được điều chỉnh bởi Luật đất đai, Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn với những tính chất pháp lý riêng biệt, nếu không tìm hiểu và nghiên cứu kỹ, rất dễ có những nhầm lẫn đối với người sử dụng hoặc các tổ chức, cơ quan đóng vai trò quản lý.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong các giao dịch liên quan đến chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ, các cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý một vài vấn đề sau:

+, Xác minh tính pháp lý của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận là thật hay giả, có được cấp theo đúng quy định, trình tự thủ tục pháp luật hay không, thông tin ghi nhận có đúng với số liệu trên thực tế. Nếu cần thiết, cá nhân có thể kiểm tra thông tin tại cơ quan có thẩm quyền.

+, Tính chính chủ của quyền sử dụng đất: người đứng ra chuyển nhượng có phải là cá nhân được cấp quyền sử dụng đất hoặc đáp ứng đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Nếu không là “chính chủ”, có giấy ủy quyền nào về việc mua bán hay không (giấy ủy quyền phải đáp ứng quy định về hình thức, công chứng chứng thực).

+, Nghĩa vụ tài chính ở thời điểm chuyển nhượng: khi tiến hành giao dịch, các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc sử dụng đất cần phải được thực hiện đầy đủ trước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng.

Ngoài ra, các bên cần sử dụng hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, cân đối các điều khoản, nội dung chặt chẽ, thỏa thuận rõ ràng về giá, quyền và nghĩa vụ các bên, phương thức giải quyết tranh chấp,…

Chuyển nhượng đất rừng phòng hộ
Chuyển nhượng đất rừng phòng hộ

Quy định về giao đất rừng phòng hộ

Điều 136 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.’

Theo quy định trên đối với đất rừng phòng hộ, sẽ được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại nơi có rừng phòng hộ để quản lý sử dụng.

– Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ nhất nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức quản lý rừng phòng hộ để bảo vệ, quản lý, phát triển rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thông qua kết hợp với việc sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

Thứ hai các tổ chức tiến hành giao khoán đất rừng phòng hộ cho các cá nhân hoặc gia đình, đang sinh sống ngay tại khu vực đó để bảo vệ, phát triển rừng. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho gia đình, cá nhân đó sử dụng.

Thứ ba các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có khả năng, nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng, đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì sẽ được nhà nước cấp cho rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển kết hợp sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được quyền kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, môi trường dưới tán rừng.

Thứ năm cộng đồng cư dân được nhà nước cấp đất rừng phòng hộ theo quy định thì sẽ được giao đất để bảo vệ, phát triển. Đồng thời có quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của Luật bảo vệ, phát triển rừng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Chuyển nhượng đất rừng phòng hộ. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, khung giá đền bù đất đai, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, tra cứu chỉ giới xây dựng, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất đai, giá đất đền bù giải tỏa, tranh chấp thừa kế đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất như thế nào?

Đối với mỗi loại đất khác nhau thì việc các nhân, hộ gia đình, tổ chức muốn thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định Điều 18 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định. Chính vì thế mà việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
– Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
– Có phương án chuyển loại rừng.
Để tránh tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng bừa bãi kho có quy hoạch và quản lý làm ảnh hưởng đến tự nhiên, đến đòi sống của người dân thì pháp luật đã quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Mà theo như quy định  tại Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì thẩm quyền quyết định chuyển loại rừng được quy định cụ thể như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy định tại điểm nêu trên, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương chuyển loại rừng.
Bên cạnh điều kiện chuyển mục đích được quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 (tương tự với các quy định chuyển mục đích đất rừng sản xuất), việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang mục đích khác thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền tại Điều 57 Luật Đất đai 2013. Như vậy, đất rừng phòng hộ có thể được chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích khác thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, Điều 58 Luật Đất đai có quy định chi tiết đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án đầu tư như sau:
Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Do đó, cần dựa vào diện tích chuyển đổi để xác định thẩm quyền trong trường hợp này. Chuyển đổi đất rừng phòng hộ hiện có nhiều trường hợp và quy định trong thực tế. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu cần áp dụng đúng để tránh các sai phạm trong quá trình sử dụng, quản lý đất đai.

Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?


Theo pháp luật hiện hành, việc các loại đất không được thế chấp lại được quy định rải rác tại các điều khoản, bao gồm một số loại như:
+, Đất của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
+, Đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước;
+, Các loại đất chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước; trừ trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính;
+, Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.
+, Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
+, Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+, Đất đang có tranh chấp về tài sản trên đất, đất đang nằm trong diện bị quy hoạch;
+, Đất không có đủ các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+, Đất thuộc diện quy hoạch đã có quyết định thu hồi, giải toả, bồi thường;…
Như vậy, đất rừng phòng hộ là trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất bởi lẽ, chuyển nhượng đất rừng phòng hộ bị giới hạn về đối tượng, phạm vi; do đó, không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp.

Để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ cần đáp ứng các điều kiện gì?

Để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
– Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
– Có phương án chuyển loại rừng