Bồi thường sai phạm trong đền bù giải phóng mặt bằng

30/08/2022 | 19:23 68 lượt xem Hương Giang

Bồi thường giải phóng mặt bằng là việc Nhà nước bồi thường các khoản giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người dân. Đây luôn là vấn đề gây nhiều ra sự chú ý và vướng mắc cho những cá nhân liên quan khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Vì tính phức tạp của việc bồi thường trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, do đó không thể tránh khỏi những sai phạm. Vậy nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong đền bù giải phóng mặt bằng là gì? Hướng giải quyết khi được bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Bồi thường giải phóng mặt bằng là gì?

Bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp cần thiết phải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất. Trong đó:

Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó. Việc giải phóng mặt bằng sẽ được diễn ra khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất trong trường hợp: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Bồi thường là đền bù những thiệt hại tổn thất gây ra, trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi, trong đó, giá trị quyền sử dụng đất có thể là: giá trị bằng tiền, bằng vật chất khác, do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể đối với một diện tích đất xác định.

Các trường hợp tiến hành giải phóng mặt bằng

Để tiến hành giải phóng mặt bằng, Nhà nước cần tiến hành thu hồi đất. Có 02 trường hợp Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất để giải phóng mặt bằng gồm:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61 Luật Đất đai 2013)
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62 Luật Đất đai 2013)

Để có thể tiến hành thu hồi đất trong 02 trường hợp trên cần dựa trên các căn cứ sau đây:

  • Dự án đầu tư thuộc trường hợp pháp luật có quy định (tại Điều 61 và 61 Luật Đất đai 2013);
  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước sẽ có 02 khoản đền bù bao gồm bồi thường về đất và bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

  • Bồi thường về đất dựa trên nguyên tắc (Điều 74 Luật Đất đai 2013):
  • Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện được bồi thường (được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013)
  • Thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
  • Đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
  • Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại: các chi phí đầu tư còn lại vào đất bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí:
  • Chi phí san lấp mặt bằng;
  • Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
  • Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:

  • Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại;
  • Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Sai phạm trong đền bù giải phóng mặt bằng

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2013, nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là:

  • Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thi ngoài được bồi thường theo quy định thì còn được xem xét hỗ trợ;
  • Việc hỗ trợ đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.

Các khoản hỗ trợ bao gồm:

  • Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
  • Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;
  • Hỗ trợ tái định cư;
  • Hỗ trợ khác.

Tái định cư

Tái định cư là một trong những hình thức hỗ trợ đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.

Theo Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, việc hỗ trợ tái định cư được thực hiện như sau:

  • Nếu nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
  • Nếu tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. UBND cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong đền bù giải phóng mặt bằng

Nguyên nhân là do công tác quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực, nhất là đất đai (đặc biệt là ở cấp xã) còn nhiều sai sót; chậm được xử lý. Việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ, có lúc chưa đảm bảo công bằng (nhất là trong thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng…) dẫn đến có nhiều khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo có nhiều nội dung đơn thư liên quan đến đất đai do lịch sử để lại khó giải quyết, nhiều chính sách về đất đai, đặc biệt là quy định về điều kiện công nhận lại hạn mức đất ở, bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi chưa phù hợp với thực tiễn và lòng dân nên phát sinh nhiều phản ánh.

Vấn đề ác định tính chính xác của nguồn gốc thửa đất trước hay sau năm 1980 là rất khó vì hồ sơ đất đai trước khi thực hiện theo quy định tại nhiều xã lưu không đầy đủ, không chính xác.

Tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai diễn biến phức tạp, tập trung ở những địa bàn thu hồi đất của dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội. Khiếu nại đông người, phức tạp sẽ phát sinh ở những nơi không làm tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, không quan tâm đúng mức đến công tác vận động, thuyết phục và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

Hướng giải quyết khi được bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng

Khi được bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng, người sử dụng đất có thể xử lý theo một trong hai hướng sau:

  • Khiếu nại: theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.
  • Khởi kiện: người sử dụng đất có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Quy định cho người nước ngoài thuê đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Giá đất bồi thường giải phóng mặt bằng là bao nhiêu?

Theo điểm d khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (đây là một loại giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hay nói cách khác, người có đất thuộc diện bị Nhà nước thu hồi thì không được thỏa thuận giá bồi thường mà sẽ tính theo giá đất cụ thể.
Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.

 Điều kiện bồi thường về đất giải phóng mặt bằng là gì?

 khi Nhà nước thu hồi đất phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 để được đền bù, hỗ trợ về đất. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được bồi thường khi đáp ứng các điều kiện:
– Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

Thời hạn chi trả bồi thường về đất giải phóng mặt bằng

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.