Chồng mất vợ đứng tên sổ đỏ được không?

20/10/2022 | 11:16 110 lượt xem Thủy Thanh

Sổ đỏ là tài sản quý giá của mỗi gia đình, bởi vậy người đứng tên sổ đỏ sẽ thường là chủ của các gia đình như vợ chồng, cha mẹ…. Người đứng tên sổ đỏ sẽ có các quyền quan trọng như quyền sử dụng, quyền định đoạt mảnh đất đó và sẽ được pháp luật bảo vệ những quyền và lợi ích đó. Vậy trong trường hợp ” chồng mất vợ đứng tên sổ đỏ” có được hay không?. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, vợ chồng tôi có tài sản chung là một mảnh đất rộng hơn 400 mét vuông, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất này thì chỉ đứng tên chồng tôi. Thời gian trước không may chồng tôi gặp tai nan và đã qua đời. Luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp chồng mất vợ đúng tên sổ đỏ có được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là cái tên phổ biến được sử dụng thay cho Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Cái tên này xuất phát từ việc bìa cuốn sổ này có màu đỏ. Tuy nhiên, Pháp luật chỉ quy định tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng là hợp lệ trong khi sổ đỏ chỉ là tên gọi phổ biến, không có tính hợp pháp. Có những giai đoạn khác nhau mà sổ đỏ có những cái tên chính thức khác nhau như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Kể từ ngày 10/12/2009, sổ đỏ được Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng cái tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng) trên phạm vi cả nước.

Để được cơ quan nhà nước cấp sổ đỏ, người sở hữu quyền sử dụng đất cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu để nộp hồ sơ, thủ tục cấp quyền sở hữu đất. Các giấy tờ bao gồm:

+, Đơn đăng ký được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu Mẫu số 04a/ĐK.

+, Các giấy chứng từ xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, các giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai và các tài sản gắn liền với đất.

+, Ngoài 2 loại giấy này thì còn phải nộp các loại giấy tờ khác theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Nộp giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản trong trường hợp bạn nộp hồ sơ đăng ký được cấp giấy quyền sở hữu tài sản liên quan đến đất.

Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì?

Những quyền lợi và lợi ích của người đứng tên sổ đỏ sẽ bao gồm:

+, Quyền sử dụng: người đứng tên sổ đỏ có quyền sở hữu tài sản là đất đai dựa trên ý chí riêng, với điều kiện không gây ảnh hưởng đến các bên khác như lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khác.

+, Quyền định đoạt: người đứng tên sổ đỏ hay còn gọi là người sở hữu có quyền định đoạt, chuyển nhượng, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

+, Người đứng tên sổ đỏ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất một cách hợp pháp từ các cơ quan có thẩm quyền. Với giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, người đứng tên sổ đỏ sẽ có quyền sở hữu nhà và các tài sản khác liên quan đến đất.

+, Được bảo đảm về quyền lợi từ các kết quả đầu tư từ đất đai sở hữu trên sổ đỏ

+, Được Nhà nước đảm bảo quyền lợi khi bị xâm phạm về lợi ích hợp pháp về đất đai.

+, Trường hợp nhà nước có quyết định thu hồi đất thì sẽ được đền bù theo đúng với quy định.

+, Người đứng tên sổ đỏ được quyền chuyển đổi hoặc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế hay tặng lại, được quyền thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất và quyền hạn chế sử dụng với các khu đất liền kề.

Chồng mất vợ đứng tên sổ đỏ
Chồng mất vợ đứng tên sổ đỏ

Ngoài ra, người đứng tên sổ đỏ còn có những quyền hợp pháp sau đây:

+, Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở được ghi rõ trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hợp pháp của mình

+, Được toàn quyền sử dụng vào những mục đích mà không bị pháp luật nghiêm cấm

+, Được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu xây dựng nhà ở trên khu đất

+, Được toàn quyền bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng lại, được thế chấp, được quyền cấp vốn, cho người khác mượn, cho các bên khác ở nhờ, được ủy quyền nhà ở của mình.

+, Được quyền sử dụng các tiện ích công cộng được xây dựng trên khu đất có cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hợp pháp

+, Được quyền bảo trì, sửa chữa, xây dựng hoặc phá dở

+, Được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật khi nhà nước trưng thu, thu hồi

+,Được quyền khiếu kiện, khiếu nại khi các quyền và lợi ích hợp pháp về đất và các tài sản liên quan đến đất bị xâm phạm.

Trường hợp người đứng tên là vợ và chồng

Đây là trường hợp đất được 2 vợ chồng đứng tên trong Giấy xác nhận quyền sở hữu đất. Đây có thể là tài sản do cả hai cùng tạo ra trong quá trình hôn nhân qua các hoạt động như: lao động, sản xuất kinh doanh và các hoạt động sinh lợi nhuận khác mà không bị pháp luật cấm.

Với trường hợp thì cả 2 người vợ và chồng đều có đầy đủ các quyền lợi như một người đã nếu ở nội dung ở trên.

Tuy nhiên, nếu 1 người muốn quyết định các hoạt động trên khu đất đó như chuyển nhượng, trao tặng, thi công vân vân thì phải có sự đồng thuận của cả vợ và chồng. Sự đồng thuận sẽ được xác nhận qua chữ ký của cả vợ lẫn chồng.

Trong trường hợp cả 2 ly dị thì tài sản đất phải được chia theo tỷ lệ 50/50 và lợi tức sinh ra từ đất và các hoạt động liên quan đến đất đó cũng phải chia theo tỷ lệ 50/50.

Chồng mất vợ đứng tên sổ đỏ được không?

Quyền sử dụng đất được xác lập trước thời kỳ hôn nhân

Điều này có nghĩa quyền sử dụng mảnh đất này thuộc sở hữu riêng của chồng bạn. Vì vậy chồng bạn qua đời mà không để lại di chúc thì mảnh đất sẽ được phân chia theo pháp luật, tức là chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Ở đây là chia cho bạn, con bạn và bố mẹ chồng.

Quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…”.

Như vậy, trường hợp quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân (không thuộc trường hợp tặng cho riêng hay thừa kế riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng) thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

Khi chồng bạn qua đời mà không để lại di chúc thì một nửa giá trị mảnh đất sẽ thuộc về bạn, còn một nửa kia sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, tức là chia cho bạn, con và bố mẹ chồng.

Theo đó, khi một trong hai người qua đời, dù là tài sản chung hay riêng thì người còn lại cũng có quyền hưởng thừa kế từ di sản mà người đã mất để lại. Và với di sản là quyền sử dụng đất, khi nhận sản thừa kế, bạn có thể thực hiện việc sang tên sổ đỏ cho mình để dễ dàng sử dụng, quản lý quyền sử dụng đất đó cũng như đảm bảo các quyền, lợi ích sau này.

Như vậy, ở cả hai trường hợp trên, người vợ đều phải thực hiện khai nhận di sản thừa kế của chồng. Sau đó, người vợ có thể thỏa thuận với những người đồng thừa kế về việc người vợ sẽ nhận toàn bộ mảnh đất và ngôi nhà này đồng thời sẽ thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản mà những người đồng thừa kế được hưởng. Thỏa thuận về sự phân chia này phải được lập thành văn bản được công chứng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Chồng mất vợ đứng tên sổ đỏ“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn về tranh chấp đất thừa kế, làm sổ đỏ, chia thừa kế đất hộ gia đình,  tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, xin cấp lại sổ đỏ bị mất, giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, Mức bồi thường thu hồi đất, muốn tách sổ đỏ,… của tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục sang tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất như thế nào?

Bạn sẽ cần tiến hành các thủ tục sau:
– Làm thủ tục khai tử tại cơ quan tư pháp xã (phường, thị trấn);
– Khai nhận di sản thừa kế: bạn có thể liên hệ với phòng công chứng tại tỉnh, thành phố nơi có tài sản để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế; sau đó, văn bản khai nhận di sản sẽ được niêm yết công khai tại UBND xã, phường trong vòng 15 ngày làm việc.
– Tổ chức cuộc họp gia đình, với điều kiện tất cả các thành viên trong diện được hưởng thừa kế phải ký tên vào Biên bản họp gia đình, đồng ý để bạn đứng tên chủ sở hữu trong sổ đỏ. Sau đó bạn mang sổ đỏ, giấy ủy quyền, bản sao giấy chứng tử, biên bản họp gia đình, bản sao sổ hộ khẩu và CMND/CCCD của mình đến UBND xã (phường, thị trấn) hoặc văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục sang tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Sau khi thực hiện xong việc khai nhận di sản thừa kế và thực hiện việc sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn sẽ được công nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất. Lúc này, bạn mới có thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác như bình thường.

Hồ sơ, thủ tục sang tên sổ đỏ khi chuyển nhượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác như thế nào?

Bước 1. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng
* Các giấy tờ cần chuẩn bị
Căn cứ theo Điều 40 và Điều 41 Luật công chứng 2020, các bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Bên bán: Giấy chứng nhận (Sổ đỏ), giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu.
Bên mua: Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (đăng ký kết hôn).
Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua chuẩn bị theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng, nhưng có thể do các bên thỏa thuận vì theo quy định: Bên nào có yêu cầu công chứng thì bên đó phải nộp phí công chứng (trừ các bên có thỏa thuận khác).
Ngoài các giấy tờ trên, hai bên có thể soạn trước hợp đồng. Tuy nhiên, thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo.
* Công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng, nộp chi phí công chứng
Bước 2. Kê khai nghĩa vụ tài chính
Trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cũng phải nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí.
* Người có nghĩa vụ khai, nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ
Bên bán nộp thuế thu nhập cá nhân
Bên mua nộp lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ
Tuy nhiên các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận về người nộp.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
* Nộp hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
Trường hợp chuyển nhượng mà các bên có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí cùng với hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đăng ký biến động theo mẫu.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
+ Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có).
+ Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ.
+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).
Nơi nộp hồ sơ:
+ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
+ Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.