Cho thuê đất có được giảm thuế GTGT không?

15/03/2023 | 15:40 57 lượt xem Tư Vấn Luật Đất Đai

Chào luật sư, tôi có mảnh đất gần khu công nghiệp tỉnh Bình Dương rộng 1980 mét vuông, nhận thấy đất này có tiềm năng xây kho bãi cho các doanh nghiệp tại khu công nghiệp thuê sẽ rất phát triển nên bạn tôi muốn thuê đất lại đất của tôi để xây cơ sở hạ tầng nhà kho, bãi để cho thuê lại. Tôi có nghe nói nếu cho thuê đất với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc xây nhà ở để bán thì có thể được giảm thuế GTGT không biết có đúng không. Vậy đối tượng nào không chịu thuế GTGT? Cho thuê đất có được giảm thuế GTGT không? Xin được tư vấn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng nào không chịu thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 100/2016/NĐ-CP; được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 12/2015/NĐ-CP như sau:

Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng, khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.

  1. Đối với các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác
  2. Một số dịch vụ quy định tại Khoản 8 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
    a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
  • Cho vay;
  • Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
  • Bảo lãnh;
  • Cho thuê tài chính;
  • Phát hành thẻ tín dụng;
  • Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế;

    Theo đó, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là các sản phẩm, dịch vụ được quy định tại Điều 3 nêu trên.

Cho thuê đất có được giảm thuế GTGT không?

Cho thuê đất có được giảm thuế GTGT không
Cho thuê đất có được giảm thuế GTGT không

Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013:

  • Tại Khoản 1 Điều 167 quy định quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

  • Tại Điều 168 quy định thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

  1. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.”
  • Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 170 quy định nghĩa vụ chung của người sử dụng đất:

“2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

  1. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.”
  • Tại Điều 174 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:

“1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

  1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

b) Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

…”

  • Căn cứ Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa quy định:

“Điều 5. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

  1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
  2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.
  3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.”
  • Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.
  • Tại Khoản 10 Điều 7 quy định giá tính thuế:

“10. Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.

Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau:

a.3) Trường hợp thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật. Riêng trường hợp thuê đất xây dựng nhà để bán, kể từ ngày 01/7/2014 thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cho thuê đất có được giảm thuế GTGT không?”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Máy móc thiết bị chịu thuế GTGT là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định của pháp luật về thuế thì loại trừ các đối tượng là máy móc thiết bị theo quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và máy móc thiết bị không phải chịu thuế GTGT theo Công văn số 12848/BTC-CST về thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp thì tùy theo từng loại máy móc thiết bị khác nhau, các máy móc thiết bị còn lại phải chịu thuế GTGT sẽ chịu mức thuế áp dụng lần lượt là 0%, 5% và 10%.
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng?

Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác;
(2) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại;..
(3) Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản;
(4) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã;
(5) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016).

Các trường hợp phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng?

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, các trường hợp phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại mục (2).
Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.