Những vụ việc về chiếm dụng nhà ở của người khác rồi tuyên bố là tài sản của mình hoặc tuyên bố là tài sản đang tranh chấp là câu chuyện chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống thường ngày. Nhiều vụ việc trôi qua rất nhiều năm nhưng vẫn không thể phân định được đúng sai. Người cho mượn hoặc cho thuê thì thất thoát tài sản mà không thể đòi được và sử lý được khi rơi vào những tình trạng này vì bên thuê hoặc mượn cũng đưa ra được căn cứ của việc chiếm giữ. Vậy hiện nay chiếm nhà người khác rồi tuyên bố là tài sản tranh chấp bị xử lý như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết “Chiếm nhà người khác rồi tuyên bố là tài sản tranh chấp bị xử lý như thế nào?” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Những quy định về vấn đề quản lý nhà ở tại Việt Nam
Đất đai luôn là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Đối với những mảnh đất hiện đang sử dụng với mục đích thổ cư và xây dựng nhà ở thì người việc quản lý đất đai chúng ta còn cần quản lý nhà ở trên đất. Việc quản lý nhà ở hiện nay nhìn chung vẫn có sự tôn trọng quyền tự do cá nhân đối với từng chủ thể. Điều này thể hiện rõ tại những quy định liên quan đến khám xét hay lục soát nhà ở của người dân…
– Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Tại Việt Nam có các loại nhà ở như sau:
- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
- Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
- Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
- Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
- Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
- Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở là gì?
Mỗi người chúng ta đều có quyèn lợi riêng về nơi ở của mình. Theo pháp luật thì không ai được xâm phạm nơi ở của người khác khi chưa được phép. Điều này được áp dụng cả với những căn nhà cho thuê đang trong thời hạn thuê. Khi một người thuê nhà thì người đó có quyền sử dụng căn nhà theo pháp luật chính vì vậy dù là chủ sở hữu nếu không có sự thoả thuận của hai bên cũng không được xâm nhập bất hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Hiến pháp 2013 quy định như sau:
– Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
– Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Chiếm nhà người khác rồi tuyên bố là tài sản tranh chấp bị xử lý như thế nào?
Nếu việc bạn cho mượn nhà hoặc cho thuê nhà chỉ diễn ra trong một vài năm thì một cá nhân khác không thể chiếm giữ được nhà ở của bạn. Nhưng nếu câu truyện ở đây là rất nhiều năm mà cá nhân đó lại tham gia đóng các khoản thuế phí nhà nước nhưng hai bên lại không có thoả thuận cụ thể với nhau thì việc để bạn đòi lại căn nhà không cần can thiệp đến pháp luật là khá khó khăn. Hãy tham khảo nội dung sau của chúng tôi.
Phạt thế nào khi chiếm nhà người khác trái phép? hành vi chiếm nhà người khác trái phép sẽ bị xử lý như sau:
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác
Bên cạnh đó hành vi chiếm nhà của người khác trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 157 và Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 như sau:
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội sử dụng trái phép tài sản được quy định như sau:
– Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
Tài sản là bảo vật quốc gia;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất nhanh chóng
- Mẫu Hợp đồng thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước 2022
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Chiếm nhà người khác rồi tuyên bố là tài sản tranh chấp bị xử lý như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luất đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan như là tư vấn pháp lý về Mức bồi thường thu hồi đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng tác động của tội phạm này là chỗ ở của người khác. Chỗ ở của người khác được hiểu là nơi ở hợp pháp thường xuyên hoặc tạm trú, cố định hoặc di động. Nếu nơi ở hợp pháp đó là nhà thì có thể là toà nhà nhiều tầng, nhưng cũng có thể chỉ là căn hộ, thậm chí chỉ là một phần của căn hộ hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ: Đây là dạng hành vi khác ngoài hai dạng hành vi đã phân tích ở trên, nhưng có tính chất tương tự như hai dạng hành vi này.
– Xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lí hợp pháp. Ví dụ: Xâm nhập chỗ ở của người khác bằng cách lợi dụng người chủ của căn nhà đi công tác, người phạm tội đã tự ý phá khoá vào ở…
Khi xem xét hành vi khách quan của tội này cần chú ý phân biệt với những hành vi khách quan sau để giúp cho việc định tội được chính xác:
– Nếu người phạm tội có những hành vi như dùng vũ lực, đe doạ sẽ dùng vũ lực hay có những thủ đoạn gian dối… nhằm chiếm đoạt nhà của người khác thì tuỳ thuộc vào hành vi khách quan mà người phạm tội đã thực hiện để định tội danh theo các điều tương ứng tại Chương XVI (Các tội xâm phạm sở hữu).
– Nếu người phạm tội có hành vi như phá khoá hoặc có những thủ đoạn khác như mượn chia khoá vào xem nhà chưa được bán cho ai rồi ở luôn thì không cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác mà cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lí nhà ở (Điều 343 BLHS).
Có mức phạt tù từ một năm đến ba năm. Được áp dụng đối với một trong các hành vi phạm tội sau đây:
+ Phạm tội có tổ chức. Được hiểu là trường hợp phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật).
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.