Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào?

14/10/2022 | 14:01 14 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay nếu như người chết không có để lại di chúc thì phân chia tài sản như thế nào? Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào? Chia di sản thừa kế là nhà ở có khó không? Con ruột được chia di sản là nhà ở của người mất không? Thế nào là phân chia di sản theo pháp luật và theo di chúc? Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

– Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào?
Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào?

Người hưởng di sản thừa kế theo pháp luật gồm những ai?

  • Khái niệm thừa kế theo pháp luật?

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật dân sự 2015). Do đó người thuộc các hàng thừa kế được Bộ luật dân sự quy định là người thừa kế theo pháp luật.

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

Khi việc phân chia di sản thừa kế của gia đình bạn không căn cứ theo di chúc hoặc không có di chúc nên phải chia thừa kế theo pháp luật thì việc xác định Ai là người được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là rất cần thiết. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người có quyền thừa kế theo pháp luật gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào?

Về việc phân chia di sản bằng hiện vật thì những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia (Khoản 2 Điều 685 Bộ luật Dân sự).

Theo quy định nêu trên thì ba người con của ông bà bạn cùng các đồng thừa kế khác nếu có (theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) có quyền thỏa thuận về cách thức phân chia di sản. Đối với di sản là nhà đất thì có thể lựa chọn các cách thức như:

– Cách 1: Chia nhà đất thành 03 phần, mỗi người con được quyền sở hữu/sử dụng một phần. Tuy nhiên, việc phân chia này phải đảm bảo kích thước và diện tích tối thiểu của mỗi phần theo quy định của tỉnh/thành phố nơi có bất động sản.

– Cách 2: Bán ngôi nhà theo quy định của pháp luật. Tiền bán nhà sẽ được chia đều 3 phần cho mỗi người. Cách này phù hợp với ý nguyện của 01 người con ở nước ngoài nhưng không được 02 người còn lại đồng ý.

– Cách 3: Thỏa thuận về người sẽ nhận tài sản, đồng thời người đó sẽ thanh toán cho người không được nhận tài sản một khoản tiền tương ứng. Đây là cách giải quyết hợp lý nhất đối với trường hợp của bạn: các thừa kế sẽ lập văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật để thỏa thuận các nội dung như: (i) hai người con (người không muốn bán nhà) sẽ nhận toàn bộ di sản là quyền sở hữu/sử dụng nhà đất; (ii) thống nhất xác định giá trị nhà đất và chia thành ba phần bằng nhau; hai người này sẽ thanh toán cho người còn lại (người muốn bán nhà để chia tiền) số tiền tương ứng với một phần ba giá trị di sản mà người đó được hưởng. Như vậy, sau khi khai nhận di sản theo cách trên, cả ba người đều được đáp ứng mong muốn của mình: hai người con sẽ làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở/quyền sử dụng đất ở tại cơ quan đăng ký nhà đất có thẩm quyền; một người còn lại sẽ nhận số tiền tương ứng với phần di sản mình được hưởng và không còn liên quan gì đến nhà đất nêu trên nữa. Nếu lựa chọn phương án này thì các đồng thừa kế có thể đến cơ quan công chứng để làm thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (theo Điều 50 Luật Công chứng); sau đó hai người nhận nhà đất sẽ làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu/sử dụng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Vì một trong số hai người con muốn giữ lại ngôi nhà hiện đang ở nước ngoài nên người đó có thể thuộc diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài (người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài). Nếu thỏa thuận chia thừa kế theo cách 3 thì gia đình bạn cần chú ý đến quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Luật Đất đai và Luật Nhà ở cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

– Người có quốc tịch Việt Nam;

– Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

– Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.

Nếu đáp ứng được những điều kiện nêu trên thì người con ở nước ngoài (là người muốn giữ lại ngôi nhà) có thể được đứng tên đồng sở hữu nhà đất với người con đang ở Việt Nam. Nếu không có đủ điều kiện thì người này có thể được hưởng phần giá trị nhà đất, và người con ở Việt Nam vẫn có thể giữ lại ngôi nhà và trở thành chủ sở hữu/ sử dụng duy nhất của nhà đất đó.

Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Phân chia di sản thừa kế là một quy trình phải được thực hiện đúng, đủ dựa trên tinh thần tự nguyện không bị lừa dối, ép buộc thì mới hợp pháp. Để đảm bảo các điều kiện này, nguyên tắc phân chia thừa kế cần tuân thủ bao gồm:

  • Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người để lại di sản

Bộ luật dân sự 2015 căn cứ nguyên tắc này nên quy định rất rõ ràng về việc chỉ phân chia thừa kế theo pháp luật khi: (i) Không có di chúc; (ii) Di chúc không hợp pháp; (iii) Có di chúc nhưng những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Có di chúc nhưng những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, vấn đề đầu tiên mỗi gia đình cần làm rõ là người để lại di sản thừa kế có lập di chúc không và di chúc đó có hợp pháp không?

  • Nguyên tắc đảm bảo quyền thừa kế của người hưởng di sản

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Hiến pháp thì quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ, quy định này phù hợp với quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015

“Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Như vậy, để biết việc phân chia di sản thừa kế có đúng và đủ không thì vấn đề tiếp theo sẽ là xác định tài sản thừa kế được quyền khai nhận thừa kế.

Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào?
Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Chia di sản thừa kế là nhà ở như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ; thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng mua bán nhà đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xác định hiệu lực của di chúc và phần di sản thừa kế không chia theo di chúc thế nào?

Người khai nhận thừa kế căn cứ vào nội dung của di chúc, căn cứ vào danh sách di sản thừa kế theo pháp luật để xác định phần di sản được yêu cầu phân chia theo pháp luật.
Ví dụ: Người đã mất có 2 tài sản là nhà và ô tô nhưng chỉ ghi nhận ý chí chia nhà trong di chúc. Khi đó ô tô sẽ được phân chia theo pháp luật cho những người có quyền hưởng thừa kế.

Xác định người được quyền hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế thế nào?

Căn cứ theo quy định về hàng thừa kế theo pháp luật đã chia sẻ ở trên để người hưởng di sản thừa kế biết được rằng: Mình có quyền hưởng di sản thừa kế khi chia thừa kế theo pháp luật không? Mức hưởng là bao nhiêu % của phần di sản? Lưu ý là những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau (Điều 651 Bộ luật dân sự).

Khi nào phải chia tài sản thừa kế theo pháp luật?

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.