Sổ hồng là giấy tờ pháp lý quen thuộc đối với người dân, đây là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của người dân đối với nhà đất. Khi không may làm thất lạc hoặc hư hỏng loại giấy tờ này, người dân cần phải chuẩn bị một số hồ sơ giấy tờ để xin cấp đổi sổ hồng mới tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó, để chủ động trong việc làm thủ tục, người dân cần nắm rõ các khoản chi phí cấp đổi sổ hiện nay. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Chi phí đổi sổ hồng mới bao gồm những khoản nào? Thủ tục đổi sổ hồng mới được thực hiện như thế nào? Thời gian cấp đổi sổ hồng mới là bao lâu? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Sổ hồng là loại giấy tờ gì?
Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Đây là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.
– Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ – thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
– Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Lưu ý: Tuy từ ngày 10/12/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung (có bìa màu hồng cánh sen) nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.
Như vậy, “Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Chi phí đổi sổ hồng mới bao gồm những khoản nào?
Chi phí đổi sổ hồng mới bao gồm những khoản sau:
Thuế thu nhập cá nhân khi làm sổ hồng
Luật thuế thu nhập cá nhân quy định nếu cá nhân thực hiện thủ tục cấp sổ hồng thì sẽ phải nộp 2% trên tổng giá trị mua bán ghi trong hợp đồng hoặc căn cứ vào khung giá đất, giá nhà ở được nhà nước quy định để tính thuế. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định các trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân khi cấp sổ hồng như sau:
- Miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
- Miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Thực tế người có yêu cầu cấp sổ hồng không phải lúc nào cũng phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Như việc người mua nhà muốn cấp mới sổ hồng, nhưng nghĩa vụ thuế thu nhập này lại thuộc về người bán. Tuy nhiên, nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân lại luôn là căn cứ để xác định hồ sơ xin cấp sổ hồng đã đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước. Vì vậy bạn cần lưu ý đối với khoản tài chính này.
Lệ phí trước bạ làm sổ hồng
Quy định về mức lệ phí trước bạ khi làm sổ hồng tại Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 45/2011/NĐ-CP đã xác định:
Lệ phí trước bạ | = | 0.5% | x | Diện tích | x | Giá 1m2 tại bảng giá đất |
Bạn cũng cần lưu ý có một số trường hợp loại lệ phí này được miễn loại phí này được quy định tại Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.
Phí địa chính
Loại phí này được quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính, hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các loại phí bao gồm:
- Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2;
- Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất mức thu cao nhất không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ;
- Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai mức thu phí tối đa không quá 300.000 đồng/hồ sơ, tài liệu (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu).
Lệ phí địa chính
Theo thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mức thu lệ phí địa chính được xác định như sau:
- Phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới: tối đa không quá 100.000 đồng/giấy, tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đổi với cấp lại;
- Phí cấp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất): tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại;
- Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/lần;
- Phí trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.
Thủ tục đổi sổ hồng mới theo quy định năm 2023
Thành phần hồ sơ
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ, thủ tục cấp đổi sổ hồng mới bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi theo quy định của pháp luật theo mẫu số 10/ĐK;
– Giấy chứng nhận bản chính đã được cấp (Bản gốc);
Chú ý: Trường hợp thực hiện việc cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng do quá trình dồn điền đổi thửa, đo đạc để phục vụ cho việc lập bản đồ địa chính nhưng Giấy chứng nhận lại đang bị thế chấp tại một tổ chức tín dụng thì phải cung cấp được Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (bản sao).
Trình tự thủ tục
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền sau:
– Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện (trường hợp địa phương
chưa bố trí văn phòng đăng ký đất đai);
– Bộ phận một cửa (với trường hợp địa phương đã bố trí phận một cửa);
– Người sử dụng đất có thể thực hiện việc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có bất động sản trong trường hợp có nhu cầu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.
Bước 3: Giải quyết và trả kết quả
Căn cứ theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì thời hạn giải quyết sẽ không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì không quá 17 ngày làm việc. Trường hợp cấp đổi cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ địa chính thì thời hạn không quá 50 ngày làm việc.
Thời gian cấp đổi sổ hồng mới là bao lâu?
Thời hạn giải quyết căn cứ theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính Phủ thì không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; thời hạn giải quyết cũng sẽ không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Trong trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều chủ thể là người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ thì không quá 50 ngày.
Thời gian trên pháp luật cũng quy định không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ thể là người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp chủ thể sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Phí đổi sổ hồng mới” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là chuyển đất ao sang đất sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì không bắt buộc người dân phải đổi từ sổ cũ sang sổ mẫu mới, việc cấp đổi phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Nếu có nhu cầu đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới, người dân làm thủ tục xin cấp đổi. Đây cũng là một trong 4 trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Hai cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận là Sở Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Để xác định thẩm quyền thuộc cơ quan nào phải dựa vào việc nơi có bất động sản đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai chưa. Do đó người xin cấp đổi căn cứ vào Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để nộp hồ sơ đúng thẩm quyền.
Căn cứ Khoản 1, Điều 10 Thông tư 24/2014/TT- BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, khi làm thủ tục xin cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng cá nhân, hộ gia đình cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng theo Mẫu số 10/ĐK.
– Bản gốc sổ đỏ, sổ hồng đã cấp.
– Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai.