Căn cứ xác định đất lấn chiếm

17/09/2022 | 09:21 96 lượt xem Lò Chum

căn cứ xác định đất lấn chiếm

Thưa luật sư, nhà tôi có một mảnh đất lâu không khái thác mà bỏ hoang. Khi tôi định bán mảnh đất đó thì phát hiện có hành vi chiếm đất. Luật sư có thể tư vấn cho tôi biết về Căn cứ xác định đất lấn chiếm? Quy trình xử lý lấn chiếm đất công như thế nào? Cụ thể các cách giải quyết ra sao? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Căn cứ xác định đất lấn chiếm? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Lấn, chiếm đất đai là gì?

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn, chiếm đất như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

– Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Căn cứ xác định đất lấn chiếm

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định Số: 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Theo đó, hành vi được coi là lấn đất phải có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích ban đầu gia đình anh được nhận chuyển nhượng, với mục đích để mở rộng diện tích thực tế.

Về hành vi chiếm đất  là hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng

Quy định mức phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

Căn cứ Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, nếu cá nhân/tổ chức nào thực hiện hành vi lấn hoặc chiếm đất thì đều sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt cụ thể được quy định như sau:

Biểu hiện hành vi lấn chiếm đấtMức xử phạt hành chính
Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất1 – 3 triệu đồng
Lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định này)3 – 5 triệu đồng
Lấn, chiếm đất ở5 – 10 triệu đồng
Lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trìnhThực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật…


Thời hiệu xử phạt hành chính với hành vi lấn chiếm đất

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đất đai là 2 năm. Cũng theo Điều 65 của Luật này, khi đã hết thời hiệu xử phạt, cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn có thể ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể kể đến như:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm lấn, chiếm. UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm lấn, chiếm đất đai.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

– Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định mà có được do hành vi lấn/chiếm.

– Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng/cho thuê đất không đúng quy định pháp luật; chấm dứt hợp đồng mua/bán/cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định…

Một số trường hợp đất lấn chiếm có thể được cấp sổ đỏ

Theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chỉ trường hợp đất lấn chiếm mà hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xác định là không thuộc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng thì mới được xem xét cấp sổ đỏ. Còn nếu hiện tại đất lấn chiếm vẫn thuộc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng từ trước đã được phê duyệt thì phần đất lấn chiếm này sẽ bị Nhà nước thu hồi.

căn cứ xác định đất lấn chiếm
căn cứ xác định đất lấn chiếm

Để xác định xem đất lấn chiếm có thuộc quy hoạch sử dụng hay quy hoạch xây dựng hay không thì người sử dụng đất có thể tới UBND cấp xã để hỏi thông tin cụ thể.

Đất lấn chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Theo Điểm a và c Khoản 2 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đối với đất lấn chiếm mà không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng/phòng hộ hay quy hoạch xây dựng khác thì tùy vào mục đích sử dụng hiện nay của người sử dụng đất để xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sẽ được giao khoán bảo vệ, phát triển rừng.

Trường hợp đặc biệt, nếu lấn chiếm đất kể từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014, đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp và hiện nay được giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì phần đất đó sẽ bị thu hồi.

Đất lấn chiếm thuộc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Theo điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nếu đất lấn chiếm chưa sử dụng mà không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội hay quốc phòng an ninh thì sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND cấp tỉnh sẽ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch đất đối với những trường hợp này.  

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “ăn cứ xác định đất lấn chiếm. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Tranh chấp thừa kế nhà , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có thẩm quyền để giải đất lấn chiếm đất đai?

UBND xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
+ Các trường hợp khác: gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai, thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Do đó, trước tiên bạn có thể thương lượng, tự hòa giải với hàng xóm để giải quyết vụ việc.
Trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận, thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hòa giải tại cơ sở.
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai, người có bất động sản sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.
– Trách nhiệm tổ chức việc hòa giải: là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Bị hàng xóm lấn chiếm đất phải làm gì để đòi lại?

Tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân Xã
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trường hợp hòa giải thành
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Trường hợp hòa giải không thành
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Xử phạt hành chính đối với người có hành vi lấn chiếm đất?

Căn cứ khoản 4 điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP; quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Người lấn chiếm đất của nhà bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.