Cán bộ, công chức có được mua đất nông nghiệp không?

23/11/2022 | 09:37 130 lượt xem Lò Chum

Cán bộ, công chức có được mua đất nông nghiệp

Thưa luật sư, tôi hiện tại đang làm công chức tư pháp ở xã, bố mẹ tôi làm nông và có cho tôi một mảnh đất để làm ruộng. Tôi muốn hỏi luật sư trong trường hợp của tôi thì có được nhận mảnh đất bố mẹ tôi tặng tôi không? Theo quy định pháp luật hiện nay thì Cán bộ, công chức có được mua đất nông nghiệp không? Nếu được thì điều kiện để cán bộ, công chức mua đất nông nghiệp thì cần có các điều kiện gì? Thủ tục để mau ra sao? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Cán bộ, công chức có được mua đất nông nghiệp? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Cán bộ, công chức là gì?

– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

– Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ, công chức có được mua đất nông nghiệp không?

Cán bộ, công chức có được mua đất nông nghiệp

Cán bộ, công chức có được mua đất nông nghiệp

Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”

Theo quy định trên, cá nhân nào không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, cá nhân không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội được coi là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Khi cán bộ, công chức nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa từ hộ gia đình, cá nhân khác thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ từ chối thực hiện đăng ký sang tên.

Như vậy, cán bộ, công chức là người được hưởng lương thường xuyên nên không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa nhưng được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho các loại đất nông nghiệp khác như: Đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối…

Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức mặc dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn được thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa.

Tại sao cán bộ công chức không được mua đất nông nghiệp?

Theo khoản 3 điều 191 của bộ luật Đất đai đã quy định rõ ràng như sau: “Hộ gia đình hay cá nhân, không được trực tiếp sản xuất nông nghiệp cũng như không được nhận chuyển nhượng và nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”

Như vậy, ta có thể hiểu rằng cá nhân không được tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa khi không trực tiếp sản xuất.

Vậy người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là ai? Người trực tiếp sản xuất nông nghiệp gồm:

  • Đối tượng không được hưởng lương thường xuyên;
  • Đối tượng đã nghỉ hưu;
  • Đối tượng đã hưởng trợ cấp xã hội do thôi việc;
  • Đối tượng nghỉ do mất sức lao động.

Lưu ý, các cơ quan có liên quan sẽ từ chối đăng ký sang tên nếu đối tượng là cán bộ hoặc công chức sang quyền sử dụng đất cho người thân trong gia đình hoặc một cá nhân khác.

Do đối tượng là cán bộ hoặc công chức là đối tượng được hưởng lương thường xuyên nên chuyện sang tên hoặc chuyển nhượng đất trồng lúa là điều trái với pháp luật. Mặt khác những loại đất dưới đây sẽ hợp pháp bao gồm:

  • Đất trồng cây hàng năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản;
  • Đất dùng làm muối;
  • Đất dùng trồng cây lâu năm.

Ngoài ra, mặc dù không được trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng các đối tượng là cán bộ, công chức và viên chức vẫn được thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa.

Mặt khác, căn cứ theo điều 3 thông tư 33/2017/TT-BTNMT về xác nhận hộ gia đình hay 1 cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

Đối với các trường hợp cần xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

  • Theo điều 54 của luật Đất đai, giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình hoặc cá nhân;
  • Đăng ký nhận chuyển nhượng;
  • Được cấp quyền và công nhận được sử dụng;
  • Được bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp.

Làm thế nào để xác nhận cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?

Các bạn đọc hãy căn cứ theo những điều sau:

  • Hiện đang sử dụng đất do nhà nước giao, cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế,…;
  • Là đối tượng không được hưởng lương thường xuyên, nghỉ hưu, không có việc làm và hưởng trợ cấp xã hội, nghỉ do mất sức lao động;
  • Nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp do chính đất đang sử dụng.
  • Lưu ý, trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất cho cá nhân thì loại trừ các đối tượng: không được hưởng lương thường xuyên, nghỉ hưu, không có việc làm và hưởng trợ cấp xã hội, nghỉ do mất sức lao động;

Phạt tới 5 triệu đồng nếu tự ý mua đất trồng lúa

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cán bộ, công chức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền thì buộc trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.

Trên đây là quy định giải đáp về việc cán bộ, công chức không được mua đất nông nghiệp? Pháp luật đất đai quy định cán bộ, công chức không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa nhưng được nhận chuyển nhượng các loại đất nông nghiệp khác. Ngoài ra, pháp luật còn quy định 03 trường hợp khác không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Cán bộ công chức về hưu có được mua đất nông nghiệp?

Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 nêu quy định: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai thì tổ chức hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất.

Đối chiếu với quy định nêu trên, thì cán bộ Nhà nước về hưu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa tuy nhiên vẫn được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Tư vấn luật đất đai về “Cán bộ, công chức có được mua đất nông nghiệp?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề như tư vấn pháp lý giải quyết chia đất khi ly hôn theo quy định thì có thể tham khảo và liên hệ tới Tư vấn luật đất đai để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt dành cho đối tượng có hành vi cố ý mua đất trồng lúa?

Điều 26 khoản 2 của bộ luật Đất đai đã nói rất rõ như sau: “ Đối tượng là cán bộ hoặc công chức nhà nước nếu có hành động nhận chuyển nhượng hay nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng
Không chỉ bị phạt tiền, mà đối tượng trên còn bị buộc trả lại toàn bộ diện tích đất trồng lúa.

Giáo viên có được mua, nhận tặng cho đất trồng lúa?

Cũng vẫn theo quy định trên, cá nhân nào không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa.
Do đó, Giáo viên sẽ không được không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa vì không phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà còn là người hưởng lương thường xuyên.
Nếu giáo viên (đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp) gửi đơn đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa thì UBND xã, phường, thị trấn sẽ xác nhận là không đủ điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho nên không thể thực hiện thủ tục sang tên.
Lưu ý: Luật Đất đai không cấm thừa kế đất trồng lúa dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Xây nhà trên đất nông nghiệp năm 2021, làm sao để hợp pháp?

Trường hợp muốn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, trước tiên người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư).
Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 có quy định:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;”
Căn cứ quy định trên, nếu người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người sử dụng đất nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến cơ quan tài nguyên và môi trường (nơi có đất) để được giải quyết theo thẩm quyền.