Cầm sổ đỏ của người khác có được không?

03/10/2022 | 15:36 46 lượt xem Hương Giang

Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho Tư vấn luật đất đai thắc mắc về vấn đề Cầm sổ đỏ của người khác để vay tiền có được không? Điều kiện để giao dịch cầm sổ đỏ của người khác có hiệu lực là gì? Làm thế nào để cầm sổ đỏ của người khác vay tiền? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực đất đai. Vậy sổ đỏ là gì? Sổ đỏ tên tiếng anh là gì?

Sổ đỏ (tiếng anh là Land Use Rights Certificate) hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dựa theo màu sắc bên ngoài. Tính đến thời điểm hiện tại, trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành chưa có định nghĩa cụ thể nào về sổ đỏ.

Tên gọi của sổ đỏ theo từng giai đoạn ở Việt Nam như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay, sổ đỏ có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” do UBND huyện, thị xã, thành phố cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đối với một số loại đất như đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở ở vùng nông thôn, đất lâm nghiệp, đất làm muối.

Khoản 16, Điều 3 Bộ Luật đất đai năm 2013 có quy định rằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, sổ đỏ chỉ là tên gọi do người dân tự đặt ra dùng để gọi tắt “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa theo màu sắc.

Giá trị pháp lý của sổ đỏ như thế nào?

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ pháp lý để giải quyết mối quan hệ về đất đai giữa các chủ thể và cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước thừa nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xây dựng các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước như quyết định đăng ký, theo dõi biến động, kiểm soát các giao dịch dân sự của người sử dụng đất như thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho cơ quan nhà nước có thể phát hiện được các hành vi vi phạm của các chủ thể xâm phạm đến quyền hợp pháp của người sử dụng hoặc xâm phạm đến lợi ích của nhà nước.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn bộ lãnh thổ, kiểm soát được việc chuyển nhượng, giao dịch trên thị trường và áp dụng chế tài đối với các chủ thể không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội, giúp cho cá nhân, hộ gia đình yên tâm sử dụng, đầu tư kinh doanh trên mảnh đất của mình.

Cầm sổ đỏ của người khác
Cầm sổ đỏ của người khác

Thế nào là cầm cố tài sản?

Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:

“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”.

Theo quy định trên, cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; nghĩa vụ chủ yếu trên thực tế là vay tiền. Khi cầm cố tài sản bên cầm cố phải giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố.
Đồng thời, trong khái niệm cầm cố đã quy định rõ đối tượng của cầm cố phải là tài sản, nếu không phải là tài sản sẽ không được cầm cố.

Cầm sổ đỏ của người khác để vay tiền có được không?

Trên thực tế  việc ủy quyền sử dụng sổ đỏ hay bất kỳ tài sản có giá trị nào để vay thế chấp về mặt pháp lý được công nhận là hợp pháp. Tuy nhiên việc này cần đáp ứng những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Bởi thế:

Cầm sổ đỏ của người khác được thế chấp vay tài sản nếu:

  • Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất do người đứng tên trên sổ đỏ ký kết trực tiếp với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
  • Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được người đứng tên ủy quyền cho người mượn (có văn bản ủy quyền cho vay cụ thể) để ký với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thì mới có hiệu lực theo quy định tại Điều 715 Bộ luật Dân sự 2005.
  • Những người có cùng quan hệ huyết thống và được ủy quyền từ chủ sở hữu mới được vay tiền (đối với hình thức vay tại ngân hàng).
  • Những trường hợp không có quan hệ huyết thống chỉ có thể vay tại các tổ chức tín dụng khác.

Cầm sổ đỏ của người khác không được thế chấp vay tài sản nếu:

  • Nếu sổ đỏ được cấp cho gia đình thì việc vay tiền hay ủy quyền cho vay tiền cần có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình (các thành viên của gia đình cần trên 18 tuổi). Nếu chỉ có 1 người ký tên thì hợp đồng không có hiệu lực pháp luật.
  • Nếu người đứng tên chỉ cho mượn để tham gia cầm cố nhưng không có bất cứ giấy tờ chứng thực ủy quyền hay chuyển nhượng thì việc cầm cố hay thế chấp sổ đỏ của người khác là không có giá trị pháp lý tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Yêu cầu được quy định tại Điều 122 Bộ luật.

Điều kiện để giao dịch cầm sổ đỏ của người khác có hiệu lực là gì?

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Lưu ý:  Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu là 2 bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trên thực tế, nhiều người không hiểu rõ về những yêu cầu khi cầm sổ đỏ của người khác để vay tiền nên có rất nhiều vụ lừa đảo đã xảy ra khi ủy quyền vay thế chấp dẫn tới nợ xấu. 

Khi nợ xấu xảy ra, bên chịu hậu quả nhiều khi là ngân hàng khi tiền mất mà tài sản đảm bảo lại không thể nhận lại do xảy ra tranh chấp. Bởi thế các ngân hàng thường muốn chủ sở hữu tài sản đảm bảo có mặt để vay thế chấp để hạn chế vấn đề rủi ro.

Làm thế nào để cầm sổ đỏ của người khác vay tiền?

Nếu muốn cầm sổ đỏ của người khác đi vay trước tiên bạn cần có giấy ủy quyền từ chủ tài sản. 

  • Nếu chủ tài sản là 1 người: Chỉ cần hợp đồng hoặc giấy ủy quyền có công chứng tại văn phòng công chứng.
  • Nếu chủ tài sản là 2 người trở lên: Cần chữ ký đồng ý của tất cả mọi người sở hữu tài sản thế chấp trong hợp đồng ủy quyền. Sau đó là công chứng tại văn phòng công chứng.
  • Nếu 1 chủ tài sản bị mất: Cần xác nhận của người thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì cần xác nhận của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Sau khi có giấy ủy quyền tài sản hợp pháp bạn có thể làm hồ sơ vay tiền bằng hình thức thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng theo quy định bao gồm:

  • Giấy đề nghị vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng/ tổ chức tín dụng
  • Hồ sơ người vay và người ủy quyền: CMND / hộ chiếu , sổ hộ khẩu / giấy tạm trú, giấy chứng nhận kết hôn / đăng ký độc thân…
  • Hồ sơ chứng minh tài chính: hợp đồng lao động /bảng lương có xác nhận của cơ quan / Sao kê lương của ngân hàng…
  • Hồ sơ tài sản thế chấp: sổ đỏ, sổ hồng…
  • Hồ sơ phương án sử dụng tiền: hợp đồng mua nhà ở, đầu tư, kinh doanh…

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Cầm sổ đỏ của người khác”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Một tài sản có thể được thế chấp cho nhiều người không?

Căn cứ điều 296 bộ luật dân sự 2015; Một tài sản có thể được bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ tài sản phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Như vậy, một tài sản có thể được thế chấp cho nhiều người. Trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Nhà đang thế chấp có được đem cho thuê không?

Theo quy định, bên thế chấp có quyền cho thuê đối với tài sản đã thế chấp; phải thông báo cho bên nhận thế chấp. Trường hợp hợp đồng thế chấp đã phát sinh hiệu lực đối kháng; mà bên thế chấp đem tài sản cho thuê không thông báo cho bên nhận tài sản thế chấp. Hợp đồng cho thuê đó sẽ bị chấm dứt khi xử lý tài sản thế chấp.

Cá nhân có được nhận thế chấp sổ đỏ không?

Theo quy định, cá nhân khi cho vay tiền có thể nhận thế chấp bằng sổ đỏ. Việc quy hợp đồng, lãi suất phải tuân thủ các quy định của luật dân sự và các bộ luật khác có liên quan. Các hợp đồng nhận thế chấp sổ đỏ cần được được đăng ký để đảm bảo quyền lợi khi nhận thế chấp.