Với vai trò là chứng thư pháp lý, có ý nghĩa là sự chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt của người dân đối với một mảnh đất thì Sổ đỏ ( hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ) là một loại giấy tờ hết sức quan trọng. Bên trong sổ đỏ sẽ ghi các thông tin cụ thể về chủ sở hữu, về tài sản gắn liền trên đất, cũng như đặc điểm, vị trí, kích thức, hình thức hay thời hạn sử dụng của mảnh đất đó. Vậy chúng ta sẽ đọc hiểu những thông tin ghi trên sổ đỏ như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết “Cách đọc kích thước trên sổ đỏ” dưới đây nhé.
Sổ đỏ là gì?
Liên quan tới việc Nhà nước xác nhận quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với đất đai và tài sản gắn liền trên đất thì ở mỗi thời kỳ sẽ có 1 mẫu giấy chứng nhận khác nhau (Sau đây gọi chung là Sổ).
Sổ đỏ là tên gọi dựa theo màu sắc của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Mẫu chung hiện nay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng mới) được Bộ TN&MT ban hành căn cứ theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009.
– Trước 2010 (cụ thể trước ngày 10/12/2009, ngày Nghị định 88/2009 có hiệu lực thì gồm có 3 loại sổ đỏ và sổ hồng cũ, sổ trắng.
+ Sổ đỏ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất >> cấp cho Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối (khu vực ngoài đô thị).
Mẫu sổ này được Bộ TN&MT ban hành căn cứ theo Nghị định 64-CP; Thông tư 346/1998/TT-TCĐC
+ Sổ hồng cũ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở >> cấp cho đất ở khu vực đô thị; mẫu sổ được Bộ Xây dựng ban hành căn cứ theo Nghị định 60-CP ngày 05/7/1994.
+ Sổ trắng: Tuy không có văn bản nào quy định là Sổ trắng nhưng trong thực tiễn nhiều địa phương xem Sổ trắng là các loại giấy tờ như: Bằng khoán điền thổ, văn tự mua bán nhà ở,…
Bên dưới trang bìa là số phôi của mẫu Sổ. Nhà nước in mẫu rồi gửi về cho địa phương. Địa phương cấp sổ cho ai đó thì địa phương có số để theo dõi riêng. Đó gọi là số vào sổ cấp giấy chứng nhận, thường ghi cuối trang 2.
Sổ đỏ ghi những thông tin gì về kích thước thửa đất?
Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về sơ đồ thửa đất, trong đó quy định rõ chiều dài các cạnh thửa.
Những thông tin về kích thước thửa đất cụ thể như sau:
Cạnh thửa đất thể hiện bằng đường nét liền khép kín; kích thước cạnh thửa đất thể hiện trên sơ đồ theo đơn vị mét (m) và được làm tròn đến 02 chữ số thập phân.
– Trường hợp mảnh đất có nhiều cạnh thửa, không đủ chỗ thể hiện chiều dài các cạnh thửa trên sơ đồ thì đánh số hiệu các đỉnh thửa bằng các chữ số tự nhiên theo chiều kim đồng hồ và lập biểu thể hiện chiều dài các cạnh thửa tại vị trí thích hợp bên cạnh sơ đồ.
– Trường hợp thửa đất có ranh giới là đường cong thì thể hiện tổng chiều dài của đường cong đó và không thể hiện tọa độ đỉnh thửa.
– Sơ đồ thửa đất thể hiện trên sổ đỏ không theo tỉ lệ cố định. Căn cứ vào kích thước thửa đất trên bản đồ (hoặc căn cứ bản trích đo địa chính) có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo tỉ lệ đồng dạng để thể hiện cho phù hợp; bảo đảm kích thước tối thiểu của sơ đồ thửa đất thể hiện trên sổ đỏ không nhỏ hơn 05 cm2.
– Trường hợp thửa đất có kích thước của chiều dài lớn hơn nhiều lần kích thước của chiều rộng mà khi thu nhỏ theo tỉ lệ đồng dạng, làm cho chiều rộng của thửa đất bị thu hẹp đến mức không đủ chỗ để thể hiện thông tin thì thể hiện chiều dài của thửa đất theo tỉ lệ khác với chiều rộng nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi dạng hình học của thửa đất.
Cách đọc kích thước trên sổ đỏ
Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
Thông tin người sử dụng đất
Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận.
Cá nhân trong nước:
Điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định thông tin người được cấp Giấy chứng nhận là cá nhân trong nước như sau:
“Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;”
Hộ gia đình sử dụng đất:
Theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, thông tin khi cấp Giấy chứng nhận cho Hộ gia đình sử dụng đất như sau:
- Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
- Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
- Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó. Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng:
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng.
Tổ chức trong nước:
Khi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc Giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức (theo điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).
Thông tin về thửa đất
Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định thông tin về thửa đất được thể hiện tại trang 2 của Giấy chứng nhận gồm: Thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng.
Thông tin về nhà ở
Thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận và được thể hiện như sau:
Nhà ở riêng lẻ bao gồm:
- Loại nhà ở
- Diện tích xây dựng
- Diện tích sàn
- Hình thức sở hữu
- Cấp (hạng) nhà ở
- Thời hạn sở hữu
Căn hộ chung cư bao gồm:
- Loại nhà ở
- Tên nhà chung cư
- Diện tích sàn
- Hình thức sở hữu
- Thời hạn sở hữu
- Hạng mục được sở hữu chung ngoài căn hộ
Thông tin sang tên, thế chấp
Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động (đăng ký sang tên) người sử dụng đất có quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu không đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới thì thông tin chuyển nhượng, tặng cho sẽ được ghi tại trang 3, trang 4 hoặc tại trang bổ sung (nếu trang 3, trang 4 đã ghi kín).
Ngoài ra, việc thế chấp cũng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính và thông tin thế chấp được thể hiện tại trang 3, trang 4 hoặc tại trang bổ sung (nếu trang 3, trang 4 đã ghi kín).
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cách đọc kích thước trên sổ đỏ“ hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ . Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Nội dung của sơ đồ thửa đất
– Hình thể, hình dáng của thửa đất theo các chiều ngang dọc và rộng
– Số hiệu thửa đất hoặc tên công trình giáp ranh như đường xá, cầu cống chỉ dẫn theo hướng Bắc – Nam;
– Chỉ giới, mốc giới theo quy hoạch sử dụng đất, hành lang bảo vệ công trình trên thửa đất, diện tích lưu không xung quanh thể hiện ở các nét kẻ đứt kèm chú thích.
– Nếu thừa đất là hợp nhất của nhiều thừa đất khác nhau, thời gian sử dụng khác nhau cũng sẽ được thể hiện bằng các đường kẻ đứt quãng và có ghi chú rõ ràng.
Hình thức sử dụng đất
Để sử dụng đất đai một cách hợp pháp bạn sẽ cần biết xem sơ đồ thửa đất xem các tài sản có gắn liền trên diện tích đất thuộc quyền sở hữu của mình. Khi này, chúng ta cần phải biết hình thức sử dụng mảnh đất là gì để sử dụng đất đúng mục đích, không vi pham phát luật hiện hành. Quyền, thời gian sử dụng đất được chia thành các trường hợp sau:
– Sử dụng riêng: Là những mảnh đất thuộc quyền sở hữu của một cá nhân, một hộ gia đình, một tổ chức, một công đồng dân cư hay một cơ sở tôn giáo.
– Sử dụng chung: Là những mảnh đất có từ hai người đứng tên trở lên.
– Sử dụng chung và sử dụng riêng kèm theo số liệu về diện tích: Thường được ghi vào các thửa đất kết hợp với đất ở và đất nông nghiệp, đất ao hồ.
Như vậy, dựa theo các hình thức sử dụng đất nêu trên mà chúng ta sẽ có các loại đất, nhóm đất khác nhau gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.
Thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận và được thể hiện như sau:
* Nhà ở riêng lẻ
– Loại nhà ở: Ghi loại nhà ở cụ thể theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Ví dụ: “Nhà ở riêng lẻ”; “Nhà biệt thự”.
– Diện tích xây dựng: Ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của nhà ở tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao của nhà, bằng số Ả Rập, theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Ví dụ: 68,5m2.
– Diện tích sàn: Ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với nhà ở một tầng thì ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của nhà đó. Đối với nhà ở nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.
– Hình thức sở hữu: ghi “Sở hữu riêng” đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của một chủ; ghi “Sở hữu chung” đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; trường hợp nhà ở có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo.
– Cấp (hạng) nhà ở: Ví dụ: Cấp IV.
– Thời hạn được sở hữu:
+ Nếu mua nhà ở có thời hạn thì ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.
+ Nếu được sở hữu nhà ở trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác thì ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn.
+ Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-“.
* Căn hộ chung cư
– Loại nhà ở: Ghi “Căn hộ chung cư số…”.
– Tên nhà chung cư: Ghi tên hoặc số hiệu của nhà chung cư, nhà hỗn hợp theo dự án đầu tư hoặc thiết kế, quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Diện tích sàn: Ghi diện tích sàn xây dựng căn hộ, diện tích sử dụng căn hộ theo hợp đồng mua bán căn hộ và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở.
– Hình thức sở hữu: Ghi “Sở hữu riêng” đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu của một chủ; ghi “Sở hữu chung” đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; trường hợp căn hộ có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo.
Ví dụ: Sở hữu riêng 50m2; sở hữu chung 20m2.
– Thời hạn được sở hữu:
+ Nếu mua căn hộ chung cư có thời hạn thì ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.
+ Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-“.
– Hạng mục được sở hữu chung ngoài căn hộ: Ghi tên từng hạng mục ngoài căn hộ chung cư và diện tích kèm theo (nếu có) mà chủ sở hữu căn hộ có quyền sở hữu chung với các chủ căn hộ khác theo hợp đồng mua, bán căn hộ đã ký.
Lưu ý: Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản gắn liền với đất nhưng người sử dụng đất (đồng thời là chủ sở hữu tài sản) chưa có nhu cầu chứng nhận thì được thể hiện bằng dấu “-/-“.