Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không như thế nào?

05/07/2022 | 22:59 21 lượt xem Thanh Loan

Để tránh việc mua nhà hay mua đất gặp phải rủi ro và mất tiền oan chúng ta nên kiểm tra đất, nhà đó có đang bị tranh chấp, đất đang thuộc diện quy hoạch hay bị thu hồi không. Vậy các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không như thế nào? Tư vấn luật đất đai xin chia sẻ đến bạn đọc các cách kiểm tra đất đai đơn giản và dễ thực hiện để xem đất có đang bị xảy ra tranh chấp hay không.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo Khoản 3 Điều số 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Tuỳ vào mỗi dạng tranh chấp mà có cách giải quyết, xử lý khác nhau. Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Dạng tranh chấp này thường gặp các loại tranh chấp như sau:

  • Tranh chấp giữa những người sử dụng chung ranh giới giữa các vùng đất, có thể là tranh chấp ngõ đi hay ranh giới đất liền kề.
  • Tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.
  • Tranh chấp đòi lại đất hoặc tài sản gắn liền với đất.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này xảy ra khi các chủ thể thực hiện những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như:

  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng.
  • Cho thuê hoặc sử dụng đất tranh chấp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, tái định cư,…

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

So với hai dạng tranh chấp trên thì dạng này ít gặp hơn. Dạng tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Tranh chấp này thường xảy ra khi chủ thể sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất.

Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không như thế nào?

Dưới đây là 4 cách để kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không. Cụ thể như sau:

Cách 1: Liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường thị trấn nơi có đất

Cách 2: Tìm hiểu thông tin thông qua những người dân xung quanh hoặc chủ sở hữu, người sử dụng đất của thừa đất liền kề.

Cách 3: Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự

Cách 4: Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.

Các trường hợp từ chối cung cấp thông tin theo Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT gồm:

– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.

– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.

– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Đồng thời, chi phí kiểm tra thông tin đất phụ thuộc theo quy định của từng tỉnh thành, thông thường giao động từ 150.000 – 300.000 đồng.

Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không như thế nào?
Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không như thế nào?

Thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp hiện nay được quy định thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị phiếu yêu cầu

Tổ chức, cá nhân tải phiếu yêu cầu theo mẫu số 01/PYC hoặc ra xã, phường, thị trấn để xin mẫu.

Sau khi có mẫu 01/PYC thì người dân xem và tích vào mục thông tin cần biết tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu, nếu cần tổng hợp thông tin thì tích vào ô “tất cả thông tin trên”.

Sau khi điền xong thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy trình sau:

Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu

Hộ gia đình, cá nhân nộp phiếu tại tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan cung cấp thông tin đất đai thực hiện các công việc sau:

– Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu.

– Thông báo cho người có yêu cầu về số tiền phải nộp.

– Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý những trường hợp không cung cấp thông tin đất đai gồm:

– Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.

– Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân.

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.

– Không nộp tiền, nếu thuộc trường hợp không phải nộp.

Bước 4: Trả kết quả cho người dân

03 cách hòa giải tranh chấp đất đai mà người dân nên biết

Sau khi đã tìm hiểu các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay, hãy cùng chúng tôi tìm hướng giải quyết cho vấn đề này nhé.

Khi xảy ra tranh chấp đất đai thì có nhiều cách giải quyết như thỏa thuận, hòa giải và khởi kiện. Dưới đây là 3 cách hòa giải tranh chấp đất đai phổ biến mà bạn nên biết. Tham khảo ngay!

Cách 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

Tự hòa giải:

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.

Đây là cách thức giải quyết tranh chấp đất đai được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, kết quả của cách hòa giải này còn phải phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.

Hòa giải tại UBND cấp xã, phường:

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Đất đai ban hành năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

Như vậy, nếu không thể tự hòa giải thì hai bên cần gửi đơn lên UBND cấp xã, phường nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Nếu vẫn không thể hòa giải được thì khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết.

Lưu ý:

  • Các dạng tranh chấp trong xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải.
  • Với các dạng tranh chấp liên quan về thừa kế quyền sử dụng đất;  chia tài sản chung của vợ  chồng,… thì không bắt buộc hòa giải (không phải tranh chấp đất đai).

Cách 2: Đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết

Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì đương sự giải quyết theo một trong hai hình thức sau:

–    Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện có thẩm quyền.

–   Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai ban hành năm 2013, những tranh chấp đất đai được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

–     Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

–      Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

–    Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên nên thỏa thuận hoặc hòa giải để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Trường hợp không hòa giải được và chọn phương án khởi kiện tại Tòa án nhân dân thì các bên đương sự phải xem xét kỹ nội dung khởi kiện để đảm bảo có khả năng thắng kiện hay không. Trong trường hợp không am hiểu pháp luật thì bạn hãy thuê luật sư để được tư vấn và tăng khả năng thắng kiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn trả kết quả kiểm tra tranh chấp đất đai là bao lâu?

 Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì văn phòng đăng ký đất đai phải cung cấp ngay trong ngày;
– Trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức hợp đồng thì thời hạn do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

Trình tự cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất có các bước như sau:
Tự hòa giải;
Hòa giải tại cơ sở (nếu có);
Giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức tố tụng dân sự tại UBND cấp tỉnh hoặc tòa án (nếu hòa giải không thành).

Thẩm quyền kiểm tra đất đai xem có bị tranh chấp không thuộc về ai?

Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường
Văn phòng/ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất
Cơ quan thi hành án dân sự.