Báo cáo vi phạm đất đai như thế nào?

10/09/2022 | 14:01 21 lượt xem Hương Giang

Có thể nói, những hành vi phạm đất đai hiện nay diễn biến rất đa dạng và khó lường. Chủ thể vi phạm có thể là người dân cho đến những cán bộ, lãnh đạo cấp cao. Cụ thể thực trạng vi phạm đất đai hiện nay diễn biến như thế nào? Bộ kế hoạch đầu tư báo cáo vi phạm đất đai ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trọng điểm của quốc gia ra sao? Đâu là nguyên nhân báo cáo vi phạm đất đai còn thiếu sót? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc này nhé.

Căn cứ pháp lý

Thực trạng vi phạm đất đai trong thời gian qua

Năm 2021, ngành Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất đối với 1.205 tổ chức, cá nhân, phát hiện 35% đối tượng được thanh tra, kiểm tra có vi phạm. Đây là số liệu được nêu trong báo cáo thẩm tra về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2021, được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh trình bày tại phiên họp toàn thể của Quốc hội chiều 23/5.

Qua thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả THTK, CLP, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phạm Thuý Chinh cho biết, năm 2021, có 9 bộ và 21 địa phương chưa phân bổ chi tiết vốn ngân sách trung ương cho các dự án với tổng số vốn là 9.027,33 tỷ đồng. 10 địa phương chưa phân bổ hết vốn ngân sách địa phương (NSĐP) với tổng số vốn là 13.536,325 tỷ đồng; vốn ODA chưa thực hiện giải ngân bị hủy dự toán ước khoảng 29.100 tỷ đồng.

Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày, năm 2021, các cơ quan chức năng đã thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi đất với diện tích 16.000 ha, yêu cầu đưa vào sử dụng gần 53.000 ha, chấm dứt chủ trương đầu tư 7.700 ha. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá đất, chấn chỉnh tình trạng giá đất ở một số địa phương, khu vực tăng đột biến gây hiện tượng sốt ảo ảnh hưởng đến điều hành phát triển kinh tế xã hội và triển khai các dự án đầu tư. Chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện tốt việc xác định giá đất cụ thể để giao đất, cho thuê đất, đặc biệt là giá đất khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng.

Chính phủ cho biết, nguồn thu từ đất năm 2021 đạt 172.250 tỷ đồng, chiếm 15,2% tổng thu ngân sách nội địa, cao gấp 3,5 lần năm 2015. Diện tích đất chưa sử dụng cả nước là 1.219.826 ha, trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng là 191.114 ha; diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 908.563 ha và diện tích núi đá không có rừng cây là 120.149 ha. Hiện nay, còn một diện tích đất chưa được thống kê đầy đủ là đất hoang hóa – phần diện tích đất đã được sử dụng theo một mục đích nhất định nhưng hiện tại bị bỏ hoang không sử dụng theo mục đích đã được giao đất, cho thuê đất

Trong khi ghi nhận một số thành quả đã đạt được như trên, cơ quan thẩm tra lưu ý, vẫn còn tình trạng lãng phí đất đai như: đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… Khiếu kiện về đất đai vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Đặc biệt, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi: năm 2021 ngành Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất đối với 1.205 tổ chức, cá nhân, phát hiện 35% đối tượng được thanh tra, kiểm tra có vi phạm, chủ yếu là sử dụng đất không đúng mục đích; không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm; lấn chiếm đất đai; chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, thủ tục hành chính về đất đai. Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính 212 tổ chức, cá nhân với số tiền 14.072 triệu đồng, kiến nghị truy thu 15 tỷ đồng tiền sử dụng đất, thu hồi 31 ha đất.

Báo cáo vi phạm đất đai
Báo cáo vi phạm đất đai

Bộ kế hoạch đầu tư báo cáo vi phạm đất đai ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trọng điểm của quốc gia

Cơ quan thẩm tra nhận định, tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành một số dự án trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia còn chậm, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội.

Như, dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành – Tham Lương được phê duyệt năm 2010, đến tháng 10/2021 lũy kế giải ngân vốn ODA chỉ đạt 2,5%, vốn đối ứng chỉ đạt 2,09%. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được phê duyệt năm 2008, hiện nay vẫn đang làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 35.679 tỷ đồng, lũy kế giải ngân đến tháng 8/2021 chỉ đạt 974 tỷ đồng. Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành không đảm bảo tiến độ quy định tại Nghị quyết số 53/2017/QH14 của Quốc hội.

Theo Báo cáo số 695/BC-BKHĐT ngày 28/01/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, Dự án mới giải ngân 63%, trong đó năm 2021 chỉ giải ngân đạt 39,78%. Còn 304 ha đất thuộc diện tích đất xây dựng cảng hàng không giai đoạn I và trên 340 ha đất thuộc diện tích đất dự trữ chưa giải phóng mặt bằng, gây khó khăn trong việc triển khai thi công và không đảm bảo tiến độ…

Đáng lưu ý, cả báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra đều dành dung lượng đáng kể để đánh giá tình trạng quản lý, sử dụng đất đai.

Báo cáo vi phạm đất đai ở các địa phương

Tại các địa phương, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm, gây lãng phí đất đai, như: Hà Giang hủy bỏ 135 dự án với diện tích 1.050,39 ha đất, thu hồi 114,87 ha đất; Kon Tum thu hồi 102 ha đất; Khánh Hòa thu hồi 41,4 ha đất; Cà Mau thu hồi 132 ha đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích; Đăk Lăk thu hồi 2,01 ha đất; Bà Rịa – Vũng Tàu thu hồi 2.460.430 m2 đất của 22 tổ chức; Bình Thuận thu hồi 26.480.134 m2 đất; Đắk Nông thu hồi 504.792,7 m2 đất; Tây Ninh thu hồi 43.119 m2 đất; Hưng Yên kiến nghị xử lý 90.176 m2 đất; Lào Cai thu hồi 3.864 m2 đất; Quảng Nam thu hồi 139.247,6 m2; Bắc Ninh thu hồi 4.440 m2 đất.

Gần đây nhất là vụ việc 7 bị cáo là các cựu quan chức thuộc cơ quan Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Trong đó, Nguyễn Chiến Thắng là cao nhất, là lãnh đạo cao nhất của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015, đã trực tiếp chỉ đạo nhiều nội dung mang tính định hướng, sai trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, dẫn đến việc tham mưu đề xuất của các sở, ngành liên quan ký các văn bản không đúng quy định pháp luật. Bị cáo Thắng nắm bắt được quy hoạch đất đai, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh nhưng đã ký nhiều quyết định giao đất trái pháp luật.

Các bị cáo còn lại được giao trách nhiệm quản lý, phụ trách lĩnh vực đất đai; nắm rõ quy hoạch đất, kế hoạch sử dụng đất nhưng vẫn ký các quyết định giao đất, sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất trái pháp luật, ký các tờ trình tham mưu trái pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Có thể thấy, những vi phạm trong lĩnh vực đất đai đai không chỉ ở người dân mà còn đến từ những cán bộ, lãnh đạo có thẩm quyền quản lý, phụ trách lĩnh vực này. Do đó, Nhà nước ta cần phải quán triệt những sai phạm để xử lý nghiêm khắc những người có hành vi phạm tội.

Đâu là nguyên nhân báo cáo vi phạm đất đai còn thiếu sót?

Hiện nay tình hình quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013 ở các địa phương đã được thực hiện, tuy nhiên do hiện nay chưa có nội dung, quy trình hướng dẫn cụ thể nên mỗi địa phương thực hiện theo một cách riêng, chưa thành nền nếp thường xuyên hàng năm; nội dung đánh giá chưa đầy đủ và chưa sâu; chất lượng đánh giá còn hạn chế, chưa sát thực tế, còn mang tính chủ quan, định tính mà thiếu các thông tin, số liệu chứng minh; hình quản lý đất đai theo yêu cầu của Luật Đất đai 2013.

Một số cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm trong quản lý đất công, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa kịp thời; thiếu quan tâm theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đùn đẩy trách nhiệm, chưa kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm… dẫn đến gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên đất đai. Các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy định quản lý kiến trúc đến nay chưa phủ kín địa bàn làm hạn chế quyền xây dựng nhà ở hợp pháp của người dân. Cấp ủy đảng, chính quyền một số đơn vị phường, xã thiếu sự quan tâm chỉ đạo, có lúc còn buông lỏng trong công tác quản lý đất đai. Mặt khác, nhận thức pháp luật về đất đai trong Nhân dân còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng vi phạm như lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Chính quyền các cấp không xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về đất đai, nhất là các khu dân cư tự phát, các trường hợp phân lô, bán nền trái pháp luật, điều mà lẽ ra, cần phải được quản lý chặt chẽ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Báo cáo vi phạm đất đai”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hành vi nào vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì hành vi vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
– Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;
– Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

 Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương là cơ quan nào?

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
– Sở Tài nguyên và Môi trường (cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
– Phòng Tài nguyên và Môi trường (cơ quan quản lý đất đai ở quận, huyện, thị xã)
– Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.

Nguyên nhân chủ yếu xảy ra vi phạm đất đai ở địa phương là gì?

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay chưa xây dựng được hệ thống theo dõi đánh giá và hướng dẫn thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước; việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương còn chưa được quan tâm, chưa tổ chức được bộ máy để triên khai, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa có được tiêu chí thống nhất, chưa có nội dung đánh giá đầy đủ; vì thế chưa có được những kết quả đánh giá sát thực với từng địa phương và thống nhất trên cả nước; ngoài ra hệ thống cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đất đai còn thiếu ổn định về tổ chức; lực lượng còn mỏng; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn chưa được ổn định; trang thiết bị phục vụ hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn thiếu; quy định mức xử phạt vi phạm còn thấp và việc xác định mức xử phạt hành chính theo quy định hiện hành còn khó khăn.