Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay bằng khoán điền thổ có còn giá trị sử dụng hay không? Bằng khoán điền thổ hiện nay được quy định như thế nào? Trước đây ba má tôi có để lại đất cho tôi nhưng đã là bằng khoán cũ. Không biết bây giờ tôi đem bằng khoán đó để xin được cấp bằng khoán mới thì có được hay không? Bằng khoán điền thổ là gì theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Bằng khoán điền thổ là gì theo quy định?
Bằng khoán điền thổ hay bằng khoán đất là một trong bảy loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
Bằng khoán điền thổ là giấy tờ tạo lập nhà ở hay còn gọi là giấy hay sổ chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất thổ cư có ghi rõ trên đất có nhà ở. Các bằng khoán điền thổ này do Sở Địa chính thời thuộc Pháp lập và cấp cho chủ sở hữu cho tới trước ngày 30/04/1975.
Theo thông tin tài liệu Địa chính Hà nội thời cận đại thì Bằng khoán điền thổ có thời điểm xác lập sớm nhất là vào khoảng những năm 1930 và thời điểm lập phiếu muộn nhất là những năm 1950. Nhưng đa phần các tấm bằng khoán điền thổ được lập vào năm 40 của thế kỷ 20.
Về cấu trúc và bố cục trình bày, bằng khóan điền thổ thể hiện thông tin một cách rõ ràng, khoa học, nhưng hiệu quả.
Tất cả các bằng khoán điền thổ không có cùng một cấu trúc thông tin mà thực tế chúng rất đa dạng. Những tấm bằng khóan được lập vào những năm 1930, các chữ tiêu đề của các cột trong tấm bằng khóan được đánh máy bằng tiếng Pháp. Còn các thông tin điền vào tấm bằng khoán được viết tay bằng chữ quốc ngữ.
Các tấm bằng khoán điền thổ này đều có hai mặt với 11 cột thông tin ở mặt trước và 5 cột thông tin ở mặt sau. Những tấm bằng khóan điền thổ được lập muộn hơn (từ năm 1950 trở đi) thì hoàn toàn được viết bằng tiếng Việt và thông tin rất sơ sài.
Về mặt hình thức, các tấm bằng khóan điền thổ này có hình chữ nhật với kích thước: chiều dài 25cm, chiều rộng 20cm. Chất liệu của các bằng khóan này là giấy đen được bồi dày.
Bằng khóan điền thổ gồm nhiều trang, trang đầu thể hiện tên chủ sử dụng đất, tên cơ quan cấp giấy. các thông tin quan trọng trên bằng khoán thể hiện chi tiết các thông số kỹ thuật của thửa đất như diện tích, vị trí, tọa độ, ranh tiếp giáp thuộc số thửa đất, số tờ bản đồ…Các số liệu đo đạc này phản ánh cấu trúc, diện mạo của từng thửa đất.
Mặt sau của tấm bằng khoán là những trang trống dự phòng, sẽ cập nhật những thông tin về biến đổi chủ sở hữu. Có những tấm bằng khóan phần thông tin ở mặt sau vô cùng nhiều, phản ảnh những biến động phức tạp về chủ sở hữu.
Có chủ sở hữu là người nước ngoài, có chủ sở hữu là người Hoa, có chủ sở hữu là các công ty, xí nghiệp, cơ quan, nhà nước và có trường hợp một miếng đất nhưng có nhiều cá nhân trong gia đình có quyền sở hữu cũng được liệt kê đầy đủ ở cột thông tin họ và tên.
Những đặc điểm cơ bản của bằng khoán đất
Cũng như các loại giấy tờ khác về chứng nhận quyền sử dụng đất như sổ đỏ, sổ hồng…thì bằng khoán đất cũng là một loại giấy tờ được sử dụng và cấp phép từ năm 1930 cho đến trước năm 1960. Bằng khoán điền thổ không có cấu trúc thống nhất mà được thay đổi qua từng thời kỳ cụ thể là:
– Ở thời kỳ đầu vào những năm 1930, bằng khoán điền thổ sẽ gồm 16 cột thông tin với tiêu đề các cột được đánh bằng tiếng Pháp, đối với phần thông tin điền cụ thể được viết tay bằng chữ Quốc ngữ. Các tấm bằng khoán điền thổ đều có hai mặt gồm: 11 cột thông tin ở mặt trước và 5 cột thông tin ở mặt sau.
– Đối với bằng khoán được cấp ở những năm 1950 đến thời điểm hiện nay thì những thông tin trên văn bản này đã được thay thế và viết bằng tiếng Việt, ngoài ra phần thông tin đã đơn giản hơn thời kỳ trước đó.
Những đặc điểm bên ngoài của bằng khoán đất cụ thể: bằng khoán đất có hình chữ nhật có kích thước là 25cm đối với chiều dài và 20cm đối với chiều rộng, chất liệu là giấy đen được bồi giày. Văn bản này được cấu tạo nhiều trang, mỗi trang có những nội dung khác nhau, trang đầu sẽ ghi tên chủ sở hữu đất, tên cơ quan cấp giấy, các thông tin về thông số kỹ thuật của thửa đất như vị trí, diện tích, tọa độ cụ thể, ranh giới tiếp giáp thửa đất, số tờ bản đồ…Mặt sau của bằng khoán sẽ được để trống đề phòng bổ sung về thông tin chủ sở hữu, ghi chú khi cần thiết.
Bằng khoán đất có vai trò quan trọng trong giao dịch và mua bán bất động sản và có nhiều điểm tương đồng như sổ đỏ và sổ hồng. Việc mua bán bằng khoán đất vẫn sảy ra khá phổ biến ở thời điểm hiện tại và được pháp luật căn cứ để xét mức độ hợp pháp của giao dịch.
Có dùng bằng khoán đất để làm sổ đỏ được không?
Ngày nay, thị trường bất động sản lưu hành phổ biến sổ đỏ, sổ hồng nên những công dân đang sở hữu bằng khoán đất được khuyến khích chuyển sang các loại giấy tờ khác có cùng giá trị để giúp cho quy trình sử dụng, mua bán được thực hiện dễ dàng hơn và có căn cứ về pháp luật chi tiết hơn. Vậy thì dùng bằng khoán đất để làm sổ đỏ được không ?
Theo điểm e khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 Quy định những hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất đang sử dụng đất ổn định thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường, theo đó các các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ được công nhận bao gồm:
– Bằng khoán điền thổ
– Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ
– Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
– Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chững nhận.
– Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
– Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
– Các loại Giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.
Có được cấp sổ đỏ khi đang có bằng khoán điền thổ không?
Tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 có quy định :
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
…
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT có quy định:
Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai bao gồm:
1. Bằng khoán điền thổ.
2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
4. Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
5. Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Bằng khoán điền thổ là gì theo quy định?“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến dịch vụ khác liên quan như tra cứu quy hoạch thửa đất. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline:0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm định tại chỗ án tranh chấp đất
- Người ở nước ngoài ủy quyền bán đất
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 về việc cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về QSDĐ như sau:
“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
…e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;”
Bằng khoán đất là loại giấy tờ được cấp phổ biến vào thời kỳ Pháp thuộc. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền thường chỉ cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thị trường bất động sản cũng lưu hành phổ biến sổ đỏ, sổ hồng hay sổ trắng hơn nên công dân sở hữu bằng khoán đất được khuyến khích chuyển đổi sang các loại giấy tờ ngang giá trị.
Tại Điều 16 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT có quy định về cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất như sau:
Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp lại thì việc cấp lại Trang bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Văn phòng đăng ký đất đai ghi “Trang bổ sung này thay thế cho Trang bổ sung số… (ghi số thứ tự của Trang bổ sung bị mất) ” vào dòng đầu tiên của Trang bổ sung cấp lại.