Bán đất không kèm nhà

22/12/2022 | 17:14 103 lượt xem Thủy Thanh

Các giai dịch chuyển nhượng đất đai ( hay còn gọi là bán đất) hiện nay diễn ra rất phổ biến ở nhiều địa phương khác nhau. Điều này đã khiến cho việc mua bán đất đai xảy ra nhiều trường hợp như người dân bán đất mà không bán nhà và các tài sản khác trên đất, hay trường hợp người sử dụng đất chỉ bán nhà ở trên đất mà không bán đất… Vậy khi gặp phải những trường hợp như thế này thì pháp luật quy định việc giải quyết các trường hợp này ra sao?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết “Bán đất không kèm nhà” dưới đây nhé.

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) khi có đủ các điều kiện sau:

1 – Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ), trừ trường hợp 02 trường hợp sau:

Theo điểm a khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 có 02 trường hợp không có Sổ đỏ vẫn có quyền bán đất, cụ thể:

+ Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp Sổ đỏ nhưng được quyền bán đất được thừa kế cho người khác.

+ Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được bán đất khi:

. Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền bán đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

. Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền bán khi có điều kiện để cấp Sổ đỏ (chưa cần có Sổ).

2 – Đất không có tranh chấp;

3 – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

4 – Trong thời hạn sử dụng đất.

– Khi mua bán đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Bán đất không kèm nhà có được không?

Hiện nay, dù trên đất có nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, vì một lí do nào đó mà các bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng, chứng thực nhưng trên nội dung hợp đồng không thể hiện chuyển nhượng nhà và tài sản gắn liền với đất, đây được gọi là trường hợp bán đất không kèm nhà. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ giải quyết thế nào khi các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng?

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 21/2019/DS-ST ngày 03/05/2019 về tranh chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nội dung như sau:

“ Năm 2006, ông Ch nhận chuyển nhượng thửa đất số 446, tờ bản đồ số 09, diện tích 397m2 từ bà A. Thời điểm đó, trên đất đã có một căn nhà cấp 4, tường gạch, mái tole, diện tích 107,9m2 do bà M (là con nuôi bà A) xây dựng. Do căn nhà trên chưa được cấp quyền sở hữu nên khi làm hợp đồng chuyển nhượng đất bà A và ông Ch không thể hiện tài sản trên đất.

Sau khi ký hợp đồng, bà A vẫn ở lại trên nhà đất. Khi phát hiện gia đình bà M sinh sống trên phần nhà đất trên, ông Ch khởi kiện yêu cầu bà M trả lại toàn bộ căn nhà và thửa đất trên. Sau đó, không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông Ch, bà M giữ nguyên yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ”.

Toà án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương quyết định: Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu khởi kiện của ông Ch về việc tranh chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với bà M. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà M và yêu cầu độc lập của bà A về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với bị đơn ông Ch. Bà A được quyền quản lý, sử dụng diện tích đất, gắn liền với thửa đất là căn nhà cấp 4 của bà M.

Khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì trên đất chưa có nhà sau này mới được xây cất hoặc nhà chưa được cấp quyền sở hữu nên không thể hiện thông tin trên hợp đồng chuyển nhượng và giấy chứng nhận QSDĐ. Điều này dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong đó các bên không chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất diễn ra khá phổ biến.

Có nhiều hướng giải quyết cho tình huống này như các bên thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và tài sản khác trên đất sau đó bổ sung thông tin vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khởi kiện tại Tòa án để giải quyết nhưng phần lớn Tòa án sẽ tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu với các lý do khác nhau như do nhầm lẫn hay có đối tượng không thể thực hiện được.

Bán đất không kèm nhà
Bán đất không kèm nhà

Trong trường hợp bản án này, Tòa án nhận định căn nhà và thửa đất là một khối thống nhất, không thể di chuyển, không thể tách rời để chuyển nhượng và mua bán. Vì căn nhà được xây dựng kiên cố, có diện tích lớn, việc xây dựng và sinh sống ổn định trong căn nhà được nhiều người làm chứng. Nếu chỉ bàn giao quyền sử dụng đất nhưng không bàn giao nhà, khi đó đất thuộc quyền sử dụng đất của một người nhưng nhà trên đất lại thuộc quyền sở hữu của người khác. Việc không ghi căn nhà gắn liền với thửa đất dẫn đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà A và ông Ch có đối tượng không thể thực hiện được và vô hiệu ngay từ khi giao kết hợp đồng.

Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

3. …

Khi có Tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Tòa án thường xác định trường hợp bán nhà nhưng không bán đất là hợp đồng vô hiệu dù với lí do có đối tượng không thể thực hiện được hay nhầm lẫn. Do vậy, để bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân, bên nhận chuyển nhượng cần lưu ý khi xác lập giao dịch nhà đất để tránh các tranh chấp không cần thiết về sau.

Bán nhà mà không bán đất có được không?

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, để được tham gia giao dịch (mua bán) thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau:

Điều kiện của nhà ở khi tham gia giao dịch mua bán

Nhà ở muốn tham gia vào giao dịch mua bán phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 và khoản 4 Điều 31 nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

  • Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở để được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Sổ đỏ) thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở, phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất.
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Điều kiện của người bán

     Theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, bên bán nhà ở phải có điều kiện sau:

  •  Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Điều kiện của bên mua nhà

     Theo khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, bên mua nhà ở phải có điều kiện sau:

  • Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
  • Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Căn cứ vào các quy định trên có thể thấy khi bạn có nhu cầu bán nhà chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trên và không cần phải chuyển nhượng luôn quyền sử dụng đất. Đồng thời theo quy định trên có thể thấy người bán nhà là chủ sở hữu nhà ở cũng không cần là người có quyền sử dụng đất mà vẫn có thể chuyển nhượng nhà ở cho người khác. Do đó bạn có thể bán ngôi nhà của bạn cho người khác mà không cần phải chuyển nhượng luôn quyền sử dụng mảnh đất đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Bán đất không kèm nhà .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tranh chấp thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hợp thức hóa chuyển nhượng đất nhưng không chuyển nhượng nhà như thế nào?

Như đã đề cập, chuyển nhượng đất nhưng không chuyển nhượng nhà không hẳn lúc nào cũng phát sinh mâu thuẫn cần đến sự can thiệp của Tòa án.
Trong một số trường hợp, các bên vẫn có thể tự giải quyết bằng cách tuân thủ đúng điều kiện giao dịch mà pháp luật quy định.

Những vấn đề gặp phải khi bán nhà mà không bán đất?

Thực tế pháp luật không cấm việc chỉ bán nhà mà không bán đất, tuy nhiên lại có ít người thực hiện cách bán nhà này. Thông thường người dân sẽ bán cả nhà và đất cùng nhau, bởi nếu chỉ bán nhà mà không bán đất có thể gặp phải một số vướng mắc như:
Trong trường hợp mà bạn đã bán nhà cho người khác thì bạn chỉ còn lại quyền sử dụng đất. Tuy nhiên đối với phần diện tích đất mà đã xây dựng nhà trên đấy thì bạn sẽ không thể khai thác giá trị của mảnh đất đó. Bên cạnh đó sau này khi bạn muốn chuyển nhượng lại mảnh đất cho người khác cũng sẽ khó khăn hơn vì họ không thể khai thác được toàn bộ diện tích mảnh đất.
Còn đối với người mua nhà do chỉ có quyền sở hữu nhà ở thì khi nhà bị hư hỏng, không thể sử dụng được nữa hoặc khi muốn xây dựng thêm hoặc xây mới thì sẽ không được tiến hành do không có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó. Trường hợp này muốn xây dựng mới thì chủ nhà phải được sự đồng ý của người có quyền sử dụng đối với phần diện tích xây dựng ngôi nhà.
Hiện nay theo quy định của pháp luật không cấm việc bán nhà mà không bán đất. Tuy nhiên, khi bán muốn bán nhà ở thì phải cần đáp ứng đủ các điều kiện để có thể chuyển nhượng lại nhà ở cho người khác hợp pháp. Tuy pháp luật không cấm việc bán nhà mà không bán đất nhưng trên thực tế vẫn ít người thực hiện việc này. Bởi vì nếu bán nhà mà không bán đất có thể dẫn đến nhiều vướng mắc khiến cả người sở hữu nhà ở và người có quyền sử dụng đất không thể khai thác được toàn bộ gia trị của tài sản và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tranh chấp.