Bán đất có cần chữ ký của vợ không theo quy định?

23/09/2022 | 16:23 17 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay bán đất có cần chữ ký của hai vợ chồng không? Trước khi cưới vợ tôi được cha mẹ cho một mảnh đất. Hiện tại tôi muốn bán để lấy vốn kinh doanh. Không biết có bắt buộc vợ tôi cùng ký tên hay không? Nếu như không có chữ ký của vợ tôi thì hợp đồng có hiệu lực không? Bán đất có cần chữ ký của vợ không theo quy định? Trong trường hợp nào thì bán đất cần chữ ký của cả hai? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản nào?

Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 thì:

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Bán đất có cần chữ ký của vợ không theo quy định?
Bán đất có cần chữ ký của vợ không theo quy định?

Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản nào?

Điều 43, 44 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: 

– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

– Đặc biệt, Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Như vậy, nếu đất đai, nhà cửa… được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì bên còn lại không có quyền sử dụng, quyền sở hữu nếu không có thoả thuận nào khác.

Bán đất có cần chữ ký của vợ không theo quy định?

Vì thông tin bạn gửi tới cho chúng tôi bạn được cha mẹ tặng cho đất và đứng tên một mình bạn nên đây có thể là trường hợp tặng cho riêng theo ý chí, nguyện vọng của cha mẹ bạn.

Cần căn cứ vào hợp đồng tặng cho/chuyển nhượng mà bạn đã ký kết trước đây để xác định đó là tài sản cha mẹ bạn cho riêng bạn hay cho hai vợ chồng bạn. Nếu trong đó chỉ thể hiện việc tặng cho mình bạn hoặc bên nhận chuyển nhượng chỉ có mình bạn (thường sẽ cần thêm một văn bản cam kết/cam đoan tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân do vợ bạn lập) thì đây là căn cứ xác định thửa đất bạn được tặng cho/chuyển nhượng là tài sản riêng của bạn.

Vậy nên, khi thuộc trường hợp này bạn có thể tự mình định đoạt (bán/chuyển nhượng,…) thửa đất đó và số tiền có được sau khi bán. 

Trường hợp nào bán đất cần chữ ký của cả hai vợ chồng?

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung vợ chồng trừ trường hợp được thừa kế hoặc tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Khi đó nhà, đất là tài sản chung thì vợ chồng có sở hữu chung hợp nhất.

Đồng thời, khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình còn khẳng định:

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Về việc đăng ký quyền sở hữu nhà, đất thì khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, nếu đây là tài sản chung của vợ chồng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) phải có tên của cả hia vợ chồng trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Từ những quy định trên, có thể thấy, nếu nhà, đất có được trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản chung vợ chồng trừ trường hợp:

– Vợ chồng thoả thuận hoặc cam kết đó là tài sản riêng.

– Vợ chồng phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

– Vợ chồng có được do tặng cho riêng, thừa kế riêng hoặc từ giao dịch liên quan đến tài sản riêng.

Chính vì thế, vì đây được xác định là tài sản chung vợ chồng nên thuộc quyền định đoạt của cả hai người. Bởi vậy, nếu không có thoả thuận khác thì trong các trường hợp thông thường khi muốn bán nhà, đất là tài sản chung vợ chồng thì cần phải có sự đồng ý cũng như có chữ ký của cả hai người trừ trường hợp một trong hai bên có uỷ quyền cho người còn lại thực hiện ký thay trong hợp đồng mua bán.

Vợ uỷ quyền cho chồng bán đất như thế nào?

 Điều 562 Bộ luật Dân sự định nghĩa về hợp đồng uỷ quyền như sau:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, khi một trong hai vợ chồng uỷ quyền cho người còn lại thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất thì thủ tục này được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

– Phiếu yêu cầu công chứng (Theo mẫu của từng tổ chức hành nghề công chứng).

– Dự thảo hợp đồng uỷ quyền (nếu hai vợ chồng đã chuẩn bị trước nội dung thoả thuận – Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và đầy đủ pháp lý của dự thảo).

– Giấy tờ nhân thân của vợ chồng: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của cả hai vợ chồng, đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú của vợ chồng.

– Giấy tờ về tài sản: Sổ đỏ là tài sản chung của hai vợ chồng.

Tổ chức thực hiện

Tổ chức hành nghề công chứng gồm: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Thời gian giải quyết

Không quá 02 ngày làm việc. Nếu cần xác minh thì thời gian giải quyết không quá 10 ngày làm việc.

Chi phí phải nộp

– Phí công chứng hợp đồng uỷ quyền: 20.000 đồng/trường hợp.

– Thù lao công chứng: Theo quy định của tổ chức hành nghề công chứng nhưng không được vượt quá chi phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Thù lao công chứng thường bao gồm các loại chi phí như: Phí soạn thảo, phí phô tô, in ấn, công tác xa…

Bán đất có cần chữ ký của vợ không theo quy định?
Bán đất có cần chữ ký của vợ không theo quy định?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Bán đất có cần chữ ký của vợ không theo quy định?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, giá đền bù đất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, tra cứu chỉ giới xây dựng, đơn xin cấp lại sổ đỏ, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch thửa đất, giá đất đền bù giải tỏa, tranh chấp thừa kế đất đai, tư vấn luật đất đai; giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đất là tài sản chung nhưng bán đất mà không có chữ ký của vợ có được không?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản chung của vợ, chồng từ đó xác định tài sản chung của vợ chồng gồm Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
Có thể nhận thấy, đất là bất động sản. Vì vậy khi người chồng muốn bán mảnh đất này. Thì bắc buộc phải có sự thông báo và phải có sự thuận bằng văn bản của vợ chồng. Nếu người chồng tự ý bán mà không có chữ ký của vợ là trái với quy địnhc ủa pháp luật. Và giao dịch do người chồng xác lập trên có thể bị tuyên vô hiệu.

 Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng thế nào?

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản khi nào?

Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.