Bản án tranh chấp đất khai hoang

09/02/2023 | 14:12 180 lượt xem Bảo Nhi

Hiện nay tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng gia tăng đặc biệt là đối với những tranh chấp có liên quan đến đất khai hoang. Tranh chấp về đất khai hoang vẫn luôn là vấn đề được nhiều người đề cập đến nhiều nhất bởi đất khai hoang khi nó chưa có giấy tờ pháp lý thì sẽ rất khó để chứng minh chủ sở hữu hợp pháp.Thông thường, dựa trên các quy định thì đất khai hoang cũng chưa được pháp luật công nhận quyền sở hữu và chưa có bất kỳ giấy tờ liên quan đến nó được cho là hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bản án tranh chấp đất khai hoang” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về trang chấp đất khai hoang

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đây là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay bởi tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Các loại tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay bao gồm:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

+ Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới đất, đây có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi,…Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới..

+ Tranh chấp đòi lại đất: Là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau nên họ không còn quản lý, sử dụng nữa.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

+ Bản chất của tranh chấp trong những trường hợp này là các tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu,…

Tranh chấp liên quan đến đất

Bao gồm hai loại tranh chấp về thừa kế liên quan đến đất đai và tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn:

+ Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.

+ Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

 Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.

Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết

Bản án tranh chấp đất khai hoang
Bản án tranh chấp đất khai hoang

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Từ quy định trên thấy được rằng thủ tục hòa giải ở địa phương là bắt buộc đối với trường hợp tranh chấp người nào có quyền sử dụng đất.

– Trường hợp hoà giải tranh chấp đất khai hoang ở xã không thành thì có thể thực hiện những bước tiếp theo như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thẩm quyền xử lý tranh chấp đất khai hoang

Nếu tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã; mà không thành thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận; không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nếu tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013; thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn khởi kiện giải quyết vụ việc tại toà án nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

 Khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;

Trường hợp đương sự yêu cầu giải quyết khiếu nại tại toà án cấp có thẩm quyền; thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết; thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

– Trường hợp tranh chấp giữa một bên tranh chấp là tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết; còn có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên đương sự tự giác chấp hành. Trường hợp các bên không tuân thủ sẽ bị cưỡng chế thi hành

Bản án tranh chấp đất khai hoang

Bản án 09/2017/DS-ST ngày 21/07/2017

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Tư vấn đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bản án tranh chấp đất khai hoang”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến chia đất thừa kế … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Án phí phải đóng khi giải quyết tranh chấp về đất khai hoang không có giấy tờ?

Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ 6.000.000 đồng trở xuống: Án phí là 300.000 đồng
Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Án phí là72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 4.000.000.000 đồng: Án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khai hoang?

Đất khai hoang có giấy tờ
Có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 100 Luật đất đai 2013
Sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất
Việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước phê duyệt
Được  quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 và khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Đất khai hoang không có giấy tờ
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ trước ngày 01/07/2014 cần các điều kiện sau :
Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đã sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ trước ngày 01/07/2004 cần các điều kiện sau :
Không vi phạm pháp luật về đất đai;
UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.