Ai có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

11/05/2023 | 16:09 529 lượt xem Ngọc Gấm

Chào Luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất hộ gia đình rộng 30m x 50m hiện không có nhu cầu sử dụng, gia đình tôi định bán cho chủ thửa đất liền kế bên để họ tiện canh tác, sau đó tôi được một địa chính xã hưởng dẫn cần phải làm thủ tục trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy Luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi ai là người có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với những hộ gia đình có nhiều người đồng sở hữu đất, khi giải quyết các giấy tờ liên quan đến đất đai thường mất rất nhiều thời gian vì phải xác định ai là người có quyền đại diện đứng ra giải quyết. Và trong trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng vậy, việc xác được người có thẩm quyền trích lục sẽ giúp cho quá trình giải quyết thủ tục đất đai diễn ra nhanh chóng. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì ai có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc ai có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?. Tuvandatdai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP
  • Nghị định 43/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều loại giấy chứng nhận liên quan đến đất đai, tuy nhiên phổ biến nhất có thể nhắc đến chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều người dân Việt Nam thật sự chưa biết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì và có sự nhầm lẫn sổ hồng hiện nay chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để giải quyết câu hỏi trên, mời bạn tham khảo quy định dưới đây:

Theo quy định của Luật đất đai 2003 thì sổ đỏ chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được nhà nước cấp cho người sử dụng đất trước ngày 10 tháng 12 năm 2009. Sau thời điểm ngày 10 tháng 12 năm 2009, Nhà nước đã tiến hành cấp chung tất cả tài sản hiện diện trên đất thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên theo quy định hiện nay về mặt pháp lý thì sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn giá trị sử dụng.

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Việt Nam là một đất nước nhỏ và hẹp, chính vì thể không thể cấp cho toàn bộ chủ thể đang có mặt tại Việt Nam. Chính vì thế Nhà nước đã ban hành quy định những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam nhằm giới hạn lại phạm vi cấp phép sử dụng. Chính vì thế khi xin cấp phép giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam, người dân cần nắm các thông tin trên:

Theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Ai có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những thủ tục hành chính bắt buộc phải thực hiện khi bạn muốn chuyển nhượng đất đai, làm lại sổ đỏ hoặc tặng cho đất cho một ai đó. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì không phải ai cũng có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Chính vì thế khi đi xin trích lục bạn cần tìm hiểu xem bản thân có thuộc trường hợp được phép trích lục không.

Theo quy định tại Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu như sau:

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư này.

– Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

– Việc khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Như vậy người được cấp quyền sử dụng đất được quyền yêu cầu cấp trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thẩm quyền cấp trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Để có thể nhận được sự tư vấn cũng như giải quyết được hồ sơ xin trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người yêu cầu cần phải biết được cơ quan có thẩm quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay có 02 cơ quan là Văn phòng đăng ký đất đai và UBND cấp xã chuyên giải quyết hồ sơ đất đai nên người dân không biết nên nộp hồ sơ ở cơ quan nào.

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai như sau:

– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.

Theo quy định tại Điều 29 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về việc phân cấp quản lý hồ sơ địa chính như sau:

– Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:

  • Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương.

– Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:

  • Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý các tài liệu gồm:
    – Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
    – Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;
    – Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
    – Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;
    – Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:
    – Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
    – Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;
    – Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
    – Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ mục kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho việc bảo quản hồ sơ địa chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo phân cấp.

Như vậy, cơ quan có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã nên bạn có thể nộp hồ sơ tại một trong hai cơ quan trên.

Ai có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Ai có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Thủ tục xin trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Thủ tục xin trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau, nên nếu bạn biết được quá trình diễn ra thủ tục sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình giải quyết hồ sơ liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, tách thửa, tặng cho. Và để biết được thủ tục xin trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay như thế nào, mời bạn tham khảo quy định sau đây:

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai như sau:

– Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
  • Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
  • Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

– Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

– Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

  • Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
  • Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Theo quy định tại tiết 3 điểm b Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định lệ phí như sau:

– Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.

– Mức thu: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, như sau:

* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

* Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.

* Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.

+ Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.

+ Mức thu tối đa áp dụng đối với tổ chức, như sau:

* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

Mức thu tối đa không quá 500.000 đồng/giấy.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy.

Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: Mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.

* Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 30.000 đồng/1 lần.

* Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 30.000 đồng/1 lần.

+ Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

+ Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Ai có quyền trích lục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? đã được Tuvandatdai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí gia hạn thời gian sử dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Các thông tin đất đai được công bố công khai khi trích lục quyền sử dụng đất?

– Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
– Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
– Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
– Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Các trường hợp không được phép trích lục quyền sử dụng đất?

– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Các hình thức trích lục quyền sử dụng đất?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về các hình thức khai thác thông tin đất đai như sau:
– Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
– Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai.