Yêu cầu Tòa Án công nhận quyền sử dụng đất

20/10/2022 | 11:04 39 lượt xem Lò Chum

Yêu cầu Tòa Án công nhận quyền sử dụng đất

Thưa luật sư, gia đình tôi mới lấy lại được mảnh đất khai hoang trước kia do ông nội tôi để lại. Vì chúng tôi có đủ căn cứ để chứng minh mảnh đất đó thuộc về chúng tôi nên chúng tôi đã được Tòa án nhân dân huyện tuyên thắng kiện. Mảnh đất đó vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tôi muốn hỏi luật sư, nếu chúng tôi có bản án quyết định mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của chúng tôi rồi thì có cần phải làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó không? Yêu cầu Tòa Án công nhận quyền sử dụng đất có được không? Quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Yêu cầu Tòa Án công nhận quyền sử dụng đất? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Quyền sử dụng đất là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 53 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, cụ thể: “ Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các loại tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Bộ luật Dân sự, Luật đất đai đều cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Luật Đất đai năm 2013 quy định: Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Pháp luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.

Nói tóm lại, quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho… từ chủ thể có quyền.

Công nhận quyền sử dụng đất là gì?

Hiến pháp 2013 và Luật Đất đai 2013 đều quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức, đơn vị, cá nhân không có quyền sở hữu quyền sử dụng đất mà thay vào đó người dân có quyền sử dụng đất.

Mặc dù Nhà nước đại điện chủ sở hữu đất đai nhưng Nhà nước không thể sử dụng toàn bộ diện tích đất nên Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua 03 hình thức: Giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để người sử dụng đất khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả.

Khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về công nhận quyền sử dụng đất như sau:

“Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.”.

Như vậy, so với hình thức giao đất hoặc cho thuê đất thì công nhận quyền là hình thức phổ biến nhất để người dân có quyền sử dụng đất hợp pháp và được cấp Giấy chứng nhận. Nói cách khác, công nhận quyền sử dụng đất là cách phổ biến nhất để người dân được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng (cấp Sổ đỏ cho đất có nguồn gốc khai hoang, thừa kế, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho mà không phải do Nhà nước giao hoặc cho thuê).

Quy định pháp luật về công nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để được công nhận quyền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải đủ điều kiện theo từng trường hợp cụ thể.

Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất (là khi người dân có một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Theo Điều 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vẫn được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện, cụ thể:

Không phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất khi có đủ điều kiện sau:

– Đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.

– Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Nay được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Có thể phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận nếu có đủ điều kiện sau:

– Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004.

– Không vi phạm pháp luật về đất đai.

– Nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Nội dung này được chia thành các trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai

Căn cứ Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2004 mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai 2013 (không có giấy tờ và không phải nộp tiền sử dụng đất), Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đất được giao không đúng thẩm quyền) thì cấp Giấy chứng nhận theo các trường hợp sau:

– Công nhận quyền sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp khác (đất có nhà ở, công trình xây dựng khác, đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp).

– Công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Trường hợp 2: Đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014

Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014 thì điều kiện cấp Giấy chứng nhận được quy định với 02 mức độ:

– Xem xét cấp Giấy chứng nhận (vì là xem xét nên không chắc chắn được cấp).

– Được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện.

Khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

“Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…”.

Như vậy, người đang sử dụng đất ổn định trong một số trường hợp đất có vi phạm pháp luật đất đai mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận.

Yêu cầu Tòa Án công nhận quyền sử dụng đất.

Yêu cầu Tòa Án công nhận quyền sử dụng đất
Yêu cầu Tòa Án công nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất là Tòa án có thẩm quyền thụ lý và xem xét giải quyết việc dân sự này và hồ sơ, thủ tục như sau:

Nộp hồ sơ

Một bên sẽ gửi hồ sơ yêu cầu đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự thông qua các hình thức:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Thành phần hồ sơ

– Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự;

– Hợp đồng chuyển nhượng bằng giấy viết tay;

– Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành 2/3 nghĩa vụ hợp đồng;

– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Bản sao chứng minh nhân dân của các bên.

Thủ tục nhận và xử lý đơn Yêu cầu Tòa Án công nhận quyền sử dụng đất

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.

– Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Tòa án thụ lý đơn yêu cầu

– Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

– Sau đó, Tòa án sẽ có văn bản thông báo thụ lý đơn yêu cầu và mở phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Yêu cầu Tòa Án công nhận quyền sử dụng đất. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, tư vấn đặt cọc đất Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Chủ thể có quyền sử dụng đất là gì?

– Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập,…
– Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, tổ dân phố,… và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
– Cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ, tu viện, trụ sở của tổ chức tôn giáo,..);
– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Các quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật gồm những quyền gì?

Người sử dụng đất có các quyền:
– Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
          – Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;
– Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất… theo quy định của pháp luật về đất đai.

Khi Giấy chứng nhận bị người khác chiếm giữ thì giải quyết như thế nào?

Trong thực tiễn, khi Giấy chứng nhận bị người khác chiếm giữ thì một số trường hợp khởi kiện tại Tòa án yêu cầu đòi lại Giấy chứng nhận. Mặc dù có những quan điểm khác nhau về việc có thụ lý giải quyết hay không do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định tranh chấp yêu cầu đòi lại Giấy chứng nhận là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nhưng việc giải quyết những trường hợp này hiện nay theo hướng dẫn tại Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.