Bồi thường cây trồng khi thu hồi đất như thế nào?

18/10/2022 | 09:50 32 lượt xem Hương Giang

Nhà nước khi thu hồi đất thì phải đền bù một cách thỏa đáng cho người dân phần đất bị thu hồi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Vây, Có được bồi thường cây trồng khi thu hồi đất không? Điều kiện được bồi thường cây trồng khi thu hồi đất là gì? Mức bồi thường cây trồng khi thu hồi đất là bao nhiêu? Căn cứ xác định giá trị của vườn cây để được bồi thường khi thu hồi đất là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Nhà nước thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định về việc nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất như sau:

Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Từ quy định trên thì cơ quan nhà nước sẽ thu hồi đất trong các trường hợp như:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Có được bồi thường cây trồng khi thu hồi đất không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013, khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

– Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

– Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

– Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

– Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Bồi thường cây trồng khi thu hồi đất
Bồi thường cây trồng khi thu hồi đất

Điều kiện được bồi thường cây trồng khi thu hồi đất là gì?

Khoản 1 Điều 88 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

“1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường”.

Như vậy, để được bồi thường về nhà ở, cây trồng, vật nuôi thì phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

– Phải là chủ sở hữu tài sản hợp pháp (Ví dụ: Đối với nhà ở thì có Giấy chứng nhận hoặc có các giấy tờ khác chứng minh như giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bán,…).

– Tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại: Ví dụ: Nhà nước thu hồi đất mà phải phá dỡ nhà ở; cá, tôm hoặc các loại thủy sản khác chưa đến thời điểm thu hoạch mà không thể di chuyển đi nơi khác.

Căn cứ xác định giá trị của vườn cây để được bồi thường khi thu hồi đất là gì?

Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm có thể được xác định theo nguyên tắc sau:

– Đường kính thân cây được đo tại vị trí thân ổn định trên mặt đất ít nhất 20cm. Đối với cây một gốc có nhiều nhánh thì lấy nhánh có đường kính thân lớn nhất để tính cho cây đó.

– Chiều cao cây được tính từ gốc trên mặt đất theo thân chính đến chạc đôi, chạc ba cao nhất. Đối với cây có chạc lá là bẹ như dừa, cau… thì độ cao cây tính từ mặt đất đến bẹ gần nhất.

– Đường kính tán cây (ĐK tán) được xác định theo hình chiếu thẳng và vuông góc với mặt đất của vòng tròn tán lá cây.

– Cây giống là cây được ươm trồng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Việc xác định giá trị của vườn cây lâu năm còn phụ thuộc vào loại cây lâu năm là loại cây thu hoặc một lần hay nhiều lần hay đang ở chu kỳ đầu tư, thời kỳ xây dựng cơ bản. Việc xác định giá trị của vườn cây lau năm được thực hiện theo quy định nêu trên.

Mức bồi thường khi thu hồi đất là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi như sau:

Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây

b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nam Định ban hành kèm theo Quyết định 06/2022/QĐ-UBND quy định về bồi thường đối với cây trồng lâu năm như sau:

2. Mức bồi thường đối với cây trồng lâu năm (cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy lá) khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất). Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường xác định như sau:

a) Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá thị trường tại địa phương.

b) Cây lâu năm loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng số lượng từng loại cây trồng nhân với giá bán một cây tương ứng cùng loại, độ tuổi, kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ giá trị thu hồi (nếu có).

c) Cây lâu năm loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa…) đang ở thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là: giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ giá trị thu hồi (nếu có).

d) Đối với cây lâu năm giá trị từng loại cây được xác định chủ yếu bằng đường kính thân, đường kính tán và chiều cao đối với cây sinh trưởng bình thường theo nguyên tắc:

– Đường kính thân cây được đo tại vị trí thân ổn định trên mặt đất ít nhất 20cm. Đối với cây một gốc có nhiều nhánh thì lấy nhánh có đường kính thân lớn nhất để tính cho cây đó.

– Chiều cao cây được tính từ gốc trên mặt đất theo thân chính đến chạc đôi, chạc ba cao nhất. Đối với cây có chạc lá là bẹ như dừa, cau… thì độ cao cây tính từ mặt đất đến bẹ gần nhất.

– Đường kính tán cây (ĐK tán) được xác định theo hình chiếu thẳng và vuông góc với mặt đất của vòng tròn tán lá cây.

– Cây giống là cây được ươm trồng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Theo quy định trên thì mức bồi thường đối với cây trồng lâu năm (cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy lá) khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Bồi thường cây trồng khi thu hồi đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; chuyển đất ao sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

 Trồng cây sau khi có thông báo thu hồi đất có được bồi thường?

Khoản 2 Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất bao gồm Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, nếu trồng cây sau khi có thông báo thu hồi đất thì sẽ không được bồi thường.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?

căn cứ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, không phải cơ quan nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất mà theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất.

Trường hợp nào không được bồi thường về cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất?

Trường hợp không được bồi thường về cây trồng, vật nuôi là thủy sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất: Cây trồng, vật nuôi là thủy sản được tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; Vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; Cây trồng, vật nuôi là thủy sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013.