Trong một số trường hợp, Nhà nước sẽ không thừa nhận việc đòi lại đất của người dân. Vậy cụ thể, pháp luật quy định về việc Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất như thế nào? Đất bỏ hoang Nhà nước có quyền giao cho người khác không? Thủ tục khởi kiện đòi lại đất khi bị người khác sử dụng thực hiện ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 26, Luật đất đai 2013. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều khoản này vừa mang tính nguyên tắc vừa mang tính định hướng. Quy định này là cơ sở pháp lý khẳng định nhà nước ta là chủ thể duy nhất có quyền định đoạt đối với đất đai.
Thứ nhất, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất để giải quyết tình trạng khiếu kiện về các tranh chấp quyền sử dụng mang tính lịch sử. Các khiếu kiện đòi lại đất có ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Vì vậy, việc quy định như vậy là hết sức cần thiết để giải quyết triệt để các khiếu kiện lâu nay.
Thứ hai, Quy định trên là cơ sở để nắm vững số lượng, chất lượng sự biến động đất đai trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Nếu chấp nhận việc đòi lại đất không nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp làm cho nhà nước có thể quản lý hiệu quả mà sự thay đổi về chủ sử dụng đất sẽ làm cho công tác quản lý tốn kém về thời gian, sức người và sức của.
Thứ ba, Quy trình này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quy định như vậy nhằm cụ thể chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động, bảo vệ quyền lực của người sử dụng đất.
Đất bỏ hoang Nhà nước có quyền giao cho người khác không?
Trong các trường hợp đất sẽ bị thu dồi theo Điều 64 Luật đất đai 2013. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Theo Điều 65 thì Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.
Do đó, việc không sử dụng đất một thời gian sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi và bị nhà nước thu hồi đất theo quy định.
Đòi lại đất cho người khác mượn ở nhờ như thế nào?
Căn cứ Điều 166 Bộ luật dân sự thì gia đình bạn có quyền đòi lại tài sản mà cha mẹ bạn đã cho mượn
Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Đối với nhà cửa và cây ăn trái là tài sản gắn liền với đất, đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của chú bạn nên khi lấy lại đất thì phải trả những tài sản cho chú bạn. Trường hợp di dời sẽ làm mất giá trị tài sản thì các bên có thể thỏa thuận tiền bồi thường để chú bạn để lại các tài sản này lại cho gia đình bạn. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa sẽ định giá và quyết định số tiền sẽ bồi thường.
Thủ tục khởi kiện đòi lại đất khi bị người khác sử dụng như thế nào?
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Trình tự thủ tục
Thủ tục hòa giải khi đất bị người khác sử dụng trái phép
Trước hết người có quyền sử dụng đất hợp pháp nên thỏa thuận với người có hành vi sử dụng trái phép để họ tự nguyện trả lại phần diện tích đất nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất đang xảy ra tranh chấp để hòa giải.
Nếu không hòa giải được hoặc kéo dài thời gian giải quyết thì mới làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Thủ tục khởi kiện đòi lại đất bị người khác sử dụng trái phép
Để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện khi đất bị người khác sử dụng trái phép cần thực hiện đúng như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp
Bước 2: Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
Nếu hồ sơ đủ:
- Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
- Sau đó tòa sẽ thụ lý.
Bước 3: Sau xét xử sơ thẩm, nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm thì có quyền nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu TAND cấp Tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; tra cứu quy hoạch đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, việc cho tặng đất có đòi lại được không sẽ còn tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng liệu có bất kỳ điều kiện, nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho nào hay không. Điều kiện tặng cho không được vi phạm pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
Theo quy định, Nhà nước giao đất như công nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức khác thông qua những giao dịch, chứng từ dân sự. Theo đó, các cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền, lợi ích có thể khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà nhà nước đã cấp cho những người kia. Thẩm quyền tòa án. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước đã cấp sổ là đương sự trong vụ án, phán quyết của tòa là thực hiện chứ không có chuyện thừa nhận riêng. Nếu đất đó là của bạn, đã có phán quyết của Tòa án rằng việc cơ quan nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho người kia sai thì bạn có thể đòi lại đất Nhà nước đã giao được.
Theo quy định, Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;