Theo quy định, thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Khi cha mẹ chết thì con cái là người đương nhiên có quyền được hưởng thừa kế từ cha mẹ. Vậy liệu quy định này có áp dụng đối với con dâu, con rể không? Con dâu có thuộc hàng thừa kế của bố mẹ chồng không? Trường hợp Chồng chết vợ có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng không? Pháp luật quy định Quy trình khai nhận di sản thừa kế của bố mẹ chồng khi chồng chết như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Con dâu có thuộc hàng thừa kế của bố mẹ chồng không?
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì 03 hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong 03 hàng thừa kế theo pháp luật của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ chỉ ghi nhận con đẻ và con nuôi, chứ không ghi nhận con dâu, con rể. Như vậy, con dâu, con rể không thuộc hàng thừa kế pháp luật.
Trường hợp nào chồng chết vợ được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng?
Mặc dù không thuộc hàng thừa kế nào của cha mẹ chồng nhưng người con dâu vẫn được hưởng di sản thừa kế trong 02 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Bố mẹ chồng chết có để lại di chúc cho con dâu
Người để lại di sản có thể lập di chúc chỉ định bất cứ ai làm người nhận thừa kế di sản của mình. Người nhận di sản theo di chúc có thể là bất kỳ ai, không bắt buộc phải có quan hệ về huyết thống, quan hệ hôn nhân… mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người để lại di chúc. Do đó, nếu trong di chúc của cha mẹ chồng có ghi nhận rằng để lại di sản cho con
Trường hợp 2: Con dâu được hưởng thừa kế từ chồng
Pháp luật quy định khi bố, mẹ chồng mất không để lại di chúc thì chia thừa kế theo pháp luật dựa vào hàng thừa kế. Người chồng với vai trò là hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế từ bố mẹ (điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Trong trường hợp người chồng chết sau bố, mẹ mất thì phần di sản người chồng được nhận từ bố, mẹ sẽ gộp lại với tài sản của người chồng trở thành di sản của người chồng để lại. Lúc này người con dâu (là vợ của người chồng đã mất) sẽ được hưởng phần di sản do người chồng được hưởng thừa kế từ bố mẹ trong mọi trường hợp, cụ thể:
- Trường hợp người chồng để lại di chúc: nếu trong di chúc không để lại cho người vợ thì người vợ vẫn được hưởng một phần di sản vì vợ là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự);
- Trường hợp người chồng không để lại di chúc: thừa kế theo pháp luật – vợ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên được hưởng di sản.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên, khi người chồng chết sau khi bố mẹ chồng chết thì người vợ có quyền được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng.
Quy trình khai nhận di sản thừa kế của bố mẹ chồng khi chồng chết như thế nào?
Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản: Những người được hưởng di sản thừa kế nộp hồ sơ tới phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản. Hồ sơ bao gồm:
- Di chúc (nếu có)
- Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản;
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố một người đã chết,…).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; giấy tờ khách chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại tài sản.
- Giấy tờ tùy thân của người thừa kế (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…).
- Những giấy tờ khác (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,…).
- Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 57 Luật Công chứng 2014.
Bước 2: công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Đầu tiên, người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên.
Nếu việc khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp hoặc liên quan tới khối tài sản lớn thì Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại Ủy ban nhân dân phường trong thời hạn 30 ngày;
Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào (đã có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã) thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
Tiếp đến, những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;
Việc tiếp theo là công chứng viên sẽ ký công chứng Văn bản;
Cuối cùng, người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.
Bước 3: Niêm yết công khai
Việc niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản với các nội dung như họ, tên người để lại di sản, người nhận thừa kế, quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, danh mục di sản thừa kế…
Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Bước 4: Ký văn bản khai nhận di sản thừa kế
Người yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải ký trước mặt công chứng viên.
Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.
Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải.
Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.
Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Bước 5: Ký công chứng và trả kết quả
Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Sau đó, Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ, hồ sơ đã nêu ở trên để kiểm tra, đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản.
Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng và trả lại bản chính của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế cho người thừa kế.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Chồng chết vợ có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; chuyển đất ao sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, con đang trong bụng mẹ vẫn hoàn toàn có thể được hưởng thừa kế từ cha. Pháp luật Nước Ta pháp luật cá thể thành thai trước khi người để lại thừa kế chết và còn sống sau khi sinh ra thì sẽ được hưởng thừa kế phần di sản thừa kế. Lưu ý, trường hợp người đó chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng phần di sản thừa kế đó .
Theo quy định, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế…
Căn cứ theo Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. Theo đó, mọi thỏa thuận của người thừa kế đều phải được lập thành văn bản bao gồm việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.