Hiện nay, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ được rất nhiều hộ gia đình, cá nhân quan tâm và tìm hiểu. Vậy đất rừng phòng hộ có chuyển đổi sang đất ở được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang đất ở. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Luật Đất đai 2013
Luật Lâm nghiệp 2017
Đất rừng phòng hộ là gì?
Theo Luật Lâm nghiệp 2017, tại điều 5 về phân loại rừng, rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Đất rừng phòng hộ có chuyển đổi sang đất ở được không?
Theo quy định pháp luật hiện hành đất rừng phòng hộ được phép chuyển đổi sang đất ở. Tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
- Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
- Có phương án chuyển loại rừng.
Điều kiện chuyển đất rừng phòng hộ sang đất ở
Chuyển đất rừng phòng hộ sang đất ở phải xin phép
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, khi người sử dụng đất chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (gồm có đất ở) phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp huyện nơi có đất có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).
Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, khi nhận đơn của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp huyện sẽ dựa theo 02 căn cứ sau để quyết định cho phép hoặc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Thủ tục chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở
Bước 1: Nộp hồ sơ
Theo điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết
Trong giai đoạn này việc quan trọng nhất của hộ gia đình, cá nhân nếu được phép chuyển mục đích sử dụng đất là thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì nộp đúng số tiền và đúng thời hạn theo thông báo.
Bước 4: Trả kết quả
Kết quả mà hộ gia đình, cá nhân nhận được là quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất do UBND cấp huyện ban hành; chỉ khi có quyết định này thì hộ gia đình, cá nhân mới được phép xây dựng nhà ở.
Thời hạn giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.
Mức phạt khi tự ý chuyển sang đất ở
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp (gồm cả đất ở) thì bị xử lý như sau:
TT | Diện tích đất chuyển mục đích trái phép | Mức phạt tiền |
1 | Dưới 0,02 ha (dưới 200 m2) | Từ 03 – 05 triệu đồng |
2 | Từ 0,02 đến dưới 0,05 ha (từ 200 đến dưới 500 m2) | Từ 05 – 10 triệu đồng |
3 | Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha (từ 500 đến dưới 1,000 m2) | Từ 10 – 15 triệu đồng |
4 | Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha (từ 1,000 đến dưới 5,000 m2) | Từ 15 – 30 triệu đồng |
5 | Từ 0,5 đến dưới 01 ha (từ 5,000 đến dưới 10,000 m2) | Từ 30 – 50 triệu đồng |
6 | Từ 01 đến dưới 05 ha | Từ 50 – 100 triệu đồng |
7 | Từ 05 ha trở lên | Từ 100 – 250 triệu đồng |
Ngoài việc bị phạt tiền thì hộ gia đình, cá nhân còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau: – Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; trừ trường hợp được đăng ký nếu có đủ điều kiện. – Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất. – Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đất rừng phòng hộ có chuyển đổi sang đất ở được không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sổ đỏ đất nông nghiệp có thời hạn bao lâu?
- Không có sổ hộ khẩu có mua được đất không?
- Diện tích đất thực tế nhỏ hơn so với Sổ đỏ phải làm gì theo quy định 2022
Câu hỏi thường gặp
Đất rừng phòng hộ được biết đến là rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh,.. Để hiểu biết thêm về những quy định của Đất rừng phòng hộ thì dựa vào quy định tại Điều 136 Luật đất đai 2013 có quy định về đất rừng phòng hộ như sau:
Thứ nhất nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức quản lý rừng phòng hộ để bảo vệ, quản lý, phát triển rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thông qua kết hợp với việc sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.
Thứ hai các tổ chức tiến hành giao khoán đất rừng phòng hộ cho các cá nhân hoặc gia đình, đang sinh sống ngay tại khu vực đó để bảo vệ, phát triển rừng. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho gia đình, cá nhân đó sử dụng.
Thứ ba các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có khả năng, nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng, đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì sẽ được nhà nước cấp cho rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển kết hợp sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được quyền kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, môi trường dưới tán rừng.
Thứ năm cộng đồng cư dân được nhà nước cấp đất rừng phòng hộ theo quy định thì sẽ được giao đất để bảo vệ, phát triển. Đồng thời có quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của Luật bảo vệ, phát triển rừng.
Ngày 09/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ kèm theo Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg, trong đó quy định rõ về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng và hưởng lợi từ rừng phòng hộ; đầu tư phát triển rừng phòng hộ.
Đối với việc, khai thác lâm sản trong RPH phải không làm giảm chức năng phòng hộ của rừng và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không được khai thác những loài động, thực vật rừng quý hiếm và những loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không được phép khai thác gỗ, chỉ được phép tận thu gỗ là những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành ngọn, gốc, rễ….và khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ.