Người có công với cách mạng được miễn, giảm tiền sử dụng đất

07/09/2022 | 15:11 45 lượt xem Tình

Vấn đề về đất đai luôn là chủ đề nóng được rất nhiều người quan tâm. Nhận thấy rằng có rất nhiều câu hỏi liên quan đến chế độ về tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng thế nào. Để trả lời cho các câu hỏi xoay quanh vấn đề: Người có công với cách mạng được miễn, giảm tiền sử dụng đất như thế nào? Người được hưởng chế độ này cần phải lầm thủ tục, hồ sơ xin miễn giảm thế nào? Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết “Người có công với cách mạng được miễn, giảm tiền sử dụng đất” của Tư vấn luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

  • Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14
  • Nghị định số 45/2014/NĐ-CP
  • Nghị định 131/2021/NĐ-CP

Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Chế độ ưu đãi

Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định như sau:

Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

a) Bảo hiểm y tế;

b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

Người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của pháp lệnh được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng;

Người có công với cách mạng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng theo chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

  • Trường hợp người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất của một đối tượng.
  • Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất của hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên mà thuộc diện được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng thì được hưởng thêm một suất trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

Người có công với cách mạng, thân nhân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội thì mai táng phí do Bảo hiểm xã hội chi trả.

Quy định về tiền sử dụng đất?

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Theo Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về thu tiền sử dụng đất:

“Điều 2. Đối tượng thu tiền sử dụng đất

1. Người được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;

b) Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

d) Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);

đ) Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.”

Người có công với cách mạng được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Người có công với cách mạng được miễn, giảm tiền sử dụng đất là những ai?

Đối tượng hưởng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại Điều 103 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, bao gồm:

Người có công với cách mạng gồm những đối tượng sau:

  • Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
  • Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
  • Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
  • Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;
  • Bệnh binh;
  • Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
  • Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
  • Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
  • Người có công giúp đỡ cách mạng.

Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

Nội dung miễn giảm đối với người có công với cách mạng

Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó tại Mục 7 của Nghị định có quy định miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất cho người có công.

Cụ thể, miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên; thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

Miễn tiền sử dụng đất khi mua nhà ở (loại nhà nhiều tầng nhiều hộ ở) đang thuê thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Người có công với cách mạng được miễn, giảm tiền sử dụng đất
Người có công với cách mạng được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Thủ tục miễn giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng

Hồ sơ xin miễn giảm tiền sử dụng đất

Căn cứ Điều 15 Thông tư 76/2014/TT-BTC quy định miễn giảm tiền sử dụng đất người sử dụng đất làm một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin miễn giảm tiền sử dụng đất; trong đó ghi rõ: diện tích, lý do miễn, giảm;
  • Giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất (bản sao có chứng thực), cụ thể: Người có công với Cách mạng phải có giấy tờ liên quan đến chế độ được miễn, giảm tiền sử dụng đất: quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất theo pháp luật về người có công;
  • Các giấy tờ có liên quan về thửa đất (nếu có).
  • Văn bản xác nhận đất không có tranh chấp của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Với cấp Sổ đỏ lần đầu có một trong các giấy tờ theo Điều 100 Luật Đất đai, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP,…: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có công chứng, chứng thực).

Trình tự thủ tục miễn giảm tiền sử dụng đất

Căn cứ Điều 16 Nghị định 76/2014/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BTC quy định trình tự thủ tục miễn giảm tiền sử dụng gồm các giai đoạn sau:

Nộp một bộ hồ sơ: Căn cứ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng đất nhận được từ tổ chức kinh tế hoặc từ Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường chuyển đến.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan thuế xác định và ban hành Quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất căn cứ vào Điều 16 Thông tư 76/2014/TT-BTC và Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BTC.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Người có công với cách mạng được miễn, giảm tiền sử dụng đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, giá chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;…

Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào được giảm tiền sử dụng đất?

Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp sau người sử dụng đất được giảm tiền sử dụng đất:
Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định được miễn
Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.

Trường hợp nào được miễn tiền sử dụng đất?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp sau được miễn tiền sử dụng đất:
Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với:
Người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công. Và chỉ được thực hiện khi có quyết định miễn giảm tiền sử dụng đất cho người có công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật về người có công.
Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo;
Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Nguyên tắc miễn giảm tiền sử dụng đất như thế nào?

Theo Điều 10 Nghị định 45/2014/NĐ-CP và được bổ sung bởi Nghị định 123/2017/NĐ-CP thì có 8 nguyên tắc sau:
– Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì chỉ được miễn hoặc giảm một lần trong trường hợp:
Được Nhà nước giao đất để làm nhà ở.
Được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang làm đất ở.
Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
– Trong hộ gia đình có nhiều thành viên thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng thành viên thành mức giảm chung của cả hộ. Nhưng mức giảm tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp trong hạn mức giao đất ở.
– Trường hợp người thuộc đối tượng được hưởng cả miễn và giảm tiền sử dụng đất thì được miễn tiền sử dụng đất.
– Trường hợp người thuộc đối tượng được giảm tiền sử dụng đất nhưng có nhiều mức giảm khác nhau thì được hưởng mức giảm cao nhất.
– Trường hợp người sử dụng đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất nhưng có nguyện vọng nộp tiền sử dụng đất thì thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai như đối với trường hợp không được miễn, giảm tiền sử dụng đất.