Đất trồng cây lâu năm có thời hạn là như thế nào?

24/02/2023 | 14:03 39 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay với mục tiêu phát triển đa dạng và mạnh mẽ nền nông nghiệp thì việc khuyến khích người dân tiến hành trồng các loại cây lâu năm như cây công nghiệp, cây ăn quả. Đặc biệt với mục tiêu trở thành một nước xuất khẩu hoa quả lớn thì nước ta hiện nay đang tiến hành việc mở rộng diện tích, quy mô các vùng trồng cây ăn quả, vậy nên diện tích đất trông cây lâu năm cũng được mở rộng. Vấn đề “Đất trồng cây lâu năm có thời hạn là như thế nào”? và khi đất trồng cây lâu năm hết hạn thì có bị thu hồi không đang là vấn đề mà nhiều người dân đang thắc mắc hiện nay. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm là gì?

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013. Ngoài đất trồng cây lâu năm thì nhóm đất nông nghiệp còn có đất trồng cây hàng năm, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp khác,…

Đất trồng cây lâu năm là loại đất được sử dụng với mục đích trồng các loại cây lâu năm. Các loại cây lâu năm được hiểu là các loại cây được gieo trồng một lần nhưng chúng có thời gian sinh trưởng, phát triển và thu hoạch trong nhiều năm.

Một số các loại cây trồng được coi là cây trồng lâu năm có thể liệt kê đến như:

– Cây trồng lâu năm để lấy bóng mát hoặc làm cây cảnh: Cây bạch đàn, xà cừ, keo, trầm hương, cây si,…;

– Cây dược liệu: Cây long não, cây hồi, cây quế,…;

– Cây ăn quả: Cây cam, cây mít, cây dừa, cây chôm chôm, cây táo, cây ổi,…;

– Cây công nghiệp: Cây chè, cây ca cao, cây hồ tiêu, cây cao su…;

Đất trồng cây lâu năm là loại đất chỉ được sử dụng cho mục đích trồng các loại cây lâu năm mà không được sử dụng với mục đích khác. Nếu người sử dụng đất muốn sử dụng đất trồng cây lâu năm với mục đích khác thì phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành.

Như vậy, Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm là loại đất được sử dụng với mục đích trồng các loại cây lâu năm như cây lấy gỗ, cây làm dược liệu, cây công nghiệp lâu năm…Việc sử dụng đất trồng cây lâu năm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Đất trồng cây lâu năm có thời hạn là như thế nào?

Trường hợp thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm là 50 năm

Theo khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là 50 năm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo khoản 2 Điều 129 Luật Đất đai 2013 với hạn mức giao đất trồng cây lâu năm như sau:

– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

– Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định.

Từ quy định trên, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng cây lâu năm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất với hạn mức theo quy định thì thời hạn sử dụng đất là 50 năm.

Khi hết thời hạn thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định nếu có nhu cầu.

Trường hợp thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm không quá 50 năm 

Theo khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.

Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng cây lâu năm được Nhà nước cho thuê đất thì thời hạn sử dụng không quá 50 năm và được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất nếu có nhu cầu.

Đất trồng cây lâu năm có thời hạn là như thế nào
Đất trồng cây lâu năm có thời hạn là như thế nào

Đất trồng cây lâu năm khi hết thời hạn sử dụng có phải làm thủ tục gia hạn không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Điều 126: Đất sử dụng có thời hạn

1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này. […]”

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất, như sau:

“Điều 74: Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất

[…]

2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

[…]”

Theo đó, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm được giao cho cá nhân khi hết hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định là 50 năm, không cần làm thủ tục gia hạn điều chỉnh thời hạn sử dụng đất nếu không có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất.

Thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất trồng cây lâu năm với hộ gia đình, cá nhân

Thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất trồng cây lâu năm với hộ gia đình, cá nhân theo Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

(1) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 Luật Đất đai 2013 mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

(2) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại (1) mục này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

– Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;

– UBND cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;

– Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 Luật Đất đai 2013 vào Giấy chứng nhận đã cấp;

Chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Đất trồng cây lâu năm có thời hạn có được lên thổ cư không?

Theo quy định, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Khi người sử dụng đất có nhu cầu muốn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì phải được sự đồng đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai).

Tuy nhiên, việc chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc đất ở thì phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương, cụ thể:

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo 02 căn cứ sau:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT thì kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện phải xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà xác định diện tích đất trồng cây lâu năm được chuyển mục đích sử dụng thì phần diện tích đó sẽ được chuyển khi người dân có đơn xin chuyển.

Lưu ý:

+, Người dân có thể xem khu vực nào được chuyển mục đích sử dụng đất tại tờ bản đồ kế hoạch sử dụng đất.

+, Diện tích được chuyển thì có giới hạn theo hạn mức giao đất ở của từng địa phương.

+, Không phải khi nào làm đơn xin phép thì cũng được chuyển mục đích sử dụng đất vì cơ quan nhà nước dù có thẩm quyền nhưng khi ra quyết định phải dựa trên căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Điều kiện chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư

Thứ nhất: Dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nơi có đất

Trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người có nhu cầu cần kiểm tra diện tích đất dự định chuyển đổi mục đích sử dụng, cụ thể là đất trồng cây hàng năm có thuộc phạm vi được phép chuyển đổi lên đất thổ cư theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nơi có đất quy định hay không.

Muốn biết thông tin về kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Quý vị có thể đến cơ quan có thẩm quyền về đất đai như Văn phòng đăng ký đất đai hoặc đến bộ phận địa chính xã để kiểm tra.

Thứ hai: Làm đơn xin chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ

Sau khi kiểm tra kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện và xác định được diện tích đất trồng cây lâu năm này nằm trong diện được chuyển mục đích sử dụng lên thổ cư, thì chủ thể có nhu cầu cần làm đơn xin chuyển đổi.

Lưu ý, theo quy định hiện hành, mỗi loại đất sẽ có hạn mức giao đất nhất định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Đất trồng cây lâu năm có thời hạn là như thế nào .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặ

Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cho cá nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013 về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:
“Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
[…]
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
[…]
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
[…]”
Theo đó, hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp cá nhân được giao nhiều loại đất được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Có được mua bán đất trồng cây lâu năm không?

Theo Luật đất đai 2013, Đất trồng cây lâu năm có thể chuyển nhượng được, tuy nhiên bạn cần phải lưu ý 1 số điều như sau:
Vì đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện tại Điều 190 Luật đất đai 2013 về điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp.
Theo Điều 190: Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
“Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ”

Trường hợp nào không được chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở?

Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có các quy định như sau:
– Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với các căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, trong đó có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật (gồm quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, thẩm quyền, quy trình lấy ý kiến, lập, thẩm định, phê duyệt, công bố Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện); phù hợp với quy định về chế độ sử dụng đất ở tại đô thị quy định tại Điều 144 Luật Đất đai năm 2013.
– Việc xin chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai năm 2013.
– Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp huyện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 59 Luật Đất đai.
– Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 68 và Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.